Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo lãnh án


Chiều ngày 16/04/2012, Đức thông báo cho Thảo đến trụ sở TAND huyện Yên
Thành nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đến sáng ngày 23/4/2012, anh
Hoàng Hải (em con cô của Ngô Xuân Thảo) đến gặp Đức tại phòng làm việc.
Tại đây, hai bên trao đổi về phiên tòa sắp diễn ra, Đức cho anh Hải biết
số tiền Thảo tham ô vẫn chưa đền bù xong.

Nhằm “gỡ rối” cho phía bị cáo, Đức nói: "Số tiền đó lo sau cũng được vì
án của ông Thảo đã rõ, chiều nay chở ông Thảo lên đây tôi bày cho cách
khỏi sốc". Làm việc xong, anh Hải ra về không quên đưa cho Đức một chiếc
phong bì trị giá 4 triệu đồng gọi là “mời cơm trưa”.

Đầu giờ chiều ngày 23/4, anh Hải lên trình bày sự việc và làm đơn tố cáo
với Công an huyện Yên Thành. 18 giờ cùng ngày, anh Ngô Xuân Ngọc (con
trai ông Thảo) chở ông Thảo đến gặp Đức tại TAND huyện Yên Thành như
lịch hẹn. Ông Thảo trình bày hoàn cảnh gia đình và tình hình sức khỏe
hiện tại không được tốt.

Thẩm phán Đức “tư vấn” trước cho bố con ông Thảo biết, với hành vi phạm
tội mà Thảo đã làm, mức án trong khung phạt từ 7 đến 15 năm tù giam.
Nhưng nếu “biết cách” sẽ giảm xuống còn 3 đến 4 năm tù.

Để có mức án
giảm cái giá phải bỏ ra là 40 đến 60 triệu đồng, 20 triệu cho viện kiểm
soát còn 40 triệu bên tòa án. Để việc chạy án thuận lợi, phía gia đình
phải đưa trước 20 triệu trước 7 giờ ngày 24/4/2012.

Tối cùng ngày 23, bố con ông Thảo lên cơ quan điều tra trình báo hành vi nhận hối lộ của thẩm phán Đức.

Đến sáng ngày 24/4, người nhà ông Thảo tiếp tục lên phòng làm việc của
Đức để đưa thêm 2 phong bì nhằm chạy án. Khi người nhà ông Thảo vừa ra
về được vài phút, cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành ập vào bắt giữ
Đức.

Khám xét phòng làm việc thu được 3 phong bì với tổng số tiền 19
triệu đồng (đây là số tiền gia đình ông Thảo đã đưa cho Đức 3 lần).

Tại phiên tòa xét xử sáng ngày 29/8, Đức thừa nhận toàn bộ hành vi chạy
án. HĐXX tuyên phạt Đức 5 năm tù giam về tội nhận hối lộ.

Hồng Thắng – Giang Nam



Trở về sau 18 năm bị bán sang Trung Quốc


Bị lừa bán sang Trung Quốc khi mới 17 tuổi, sau 18 năm lưu lạc với bao tủi nhục, đắng cay, chị Liên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã mang theo cậu con trai trở về đoàn tụ với gia đình.

Gia cảnh nhà nghèo, bố bị khiếm thị, là chị cả của hai em nhỏ nên tuổi thơ của Liên phải gắn liền với những công việc nặng nhọc. Dù vất vả và chỉ được học hết lớp 1 nhưng Liên vẫn tỏ ra là một người chị mẫu mực. Những ngày tháng vất vả trôi qua, Liên trở thành thiếu nữ xinh đẹp, khiến không ít trai làng phải nhòm ngó.

Liên trở về đoàn tụ cùng gia đình. Ảnh: Tiền Phong.

Năm vừa tròn 17 tuổi, Liên được một phụ nữ rủ đi phụ giúp việc mua hàng để về kinh doanh và hứa sẽ trả công cao. Sáng sớm tinh mơ, khi mọi người trong gia đình đang ngon giấc, Liên lặng lẽ đi theo người này lên đường. Trên chuyến đi dài cùng người phụ nữ kia, Liên ngỡ mình đang đến một nơi xa lắm nên hỏi lại thì chỉ nhận được những lời ậm ừ cho qua chuyện.

Đến khi vào một căn phòng ẩm thấp, có gần chục người trạc tuổi mình ở đó, Liên hỏi lại lần nữa, người phụ nữ nói: “Chịu khó ở đây rồi mai nhận việc”. Dứt lời, bà ta ra ngoài khóa trái cửa.

Đêm đến Liên và những người cùng cảnh ngộ bị nhóm thanh niên bặm trợn bắt đi đường rừng rồi sang tay cho một người đàn bà độ 50 tuổi. Nhận người xong, bà ta tuyên bố: “Các em qua đây để làm người phụ nữ của gia đình, muốn êm đẹp thì làm theo chỉ dẫn, ai có ý định bỏ trốn sẽ chuốc lấy hậu quả”. Lúc này Liên mới biết mình bị lừa bán sang Trung Quốc.

Sau khi bị bán, Liên được đưa đến một vùng heo hút (sau này cô mới biết đó là xã miền núi của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tại đây, chị phải làm vợ của người đàn ông ngoài 40, từng có một đời vợ và đứa con trai chưa đầy một tuổi. Sau này, khi học được tiếng bản địa, Liên mới biết chồng mình bị mắc bệnh nan y, nhưng không rõ bệnh gì. Vì căn bệnh này mà người vợ trước bỏ đi khi con trai chưa đầy tháng. Do vậy chị được mua về làm người thế chỗ.

Thời gian đầu làm vợ, Liên bị nhốt suốt ngày trong căn phòng tối tăm, có người canh chừng. Đi vệ sinh, ăn uống và tắm giặt cũng có người gác, gia đình nhà chồng bắt chị làm việc quần quật suốt ngày. Do bất đồng ngôn ngữ nên Liên sống lặng câm suốt mấy năm trời. Bệnh tật khiến chồng của Liên không thể tiếp tục có con, anh ta mất sau 8 năm chung sống.

Chồng mất, Liên tiếp tục nuôi con riêng của chồng. Gia đình chồng sợ chị bỏ trốn sẽ mang đứa cháu nối dõi đi theo nên tìm cách chia rẽ hai mẹ con. Họ định bán Liên sang nhà khác. Phát hiện điều đó, Liên từ biệt đứa con riêng của chồng, tìm cách bỏ trốn, khi trong người không có một xu. Nhà chồng thấy đạt được mục đích giữ cháu đích tôn nên cũng không truy tìm.

Sau hơn chục năm sống ở xứ người, Liên có vốn tiếng Trung kha khá nên không gặp khó khăn trong giao tiếp, Bước đầu, chị tạm gác ý định trở về quê hương và chấp nhận cảnh nay đây mai đó, khi làm ở nhà máy len, lúc phụ giúp quán hàng sống qua ngày.

Trong lần vào một cửa hàng ăn có biển hiệu tiếng Việt, biết chủ nhà là người Việt Nam nên Liên làm quen, chị kết thân với một người đàn ông quê Thanh Hóa sang đây làm thuê. Hai người tha phương, dễ đồng cảm nên họ đã đến với nhau.

Tưởng có nơi dựa dẫm sẽ đỡ cực khổ, nhưng từ ngày về chung sống Liên mới biết bạn trai mình không tu chí làm ăn mà luôn cờ bạc, rượu chè, bao nhiêu tiền Liên kiếm được đều bị gã “chồng hờ” tiêu phá, có với nhau đứa con trai chưa đầy một tuổi, người đàn ông này bỏ đi. Ôm con lang bạt khắp nơi, Liên đành nhận việc rửa chân cho người giàu.

Liên và cậu con trai 4 tuổi kháu khỉnh sau khi về nước. Ảnh: Tiền Phong.

Sau 18 năm nơi đất khách quê người và dành dụm được ít tiền, Liên tìm đường về nước. Được một số người tốt bụng giúp đỡ, mẹ con Liên lên xe. Về đến quê, Liên được một người quen nhận ra và trở về tận nhà. Gặp lại con, bố mẹ Liên đã khóc ngất. Sau khi Liên đi, hoàn cảnh gia đình lại càng khó khăn hơn, mới đây vì nhờ chính sách xóa nhà tranh, gia đình Liên được xây ngôi nhà mới, lợp ngói.

Bà Nguyễn Thị Vân mẹ Liên mừng rơi nước mắt nói: “Con về đã mấy tháng nay nhưng đến giờ tôi vẫn ngỡ là mơ. Nhiều đêm nằm, nghe Liên tâm sự về những tháng ngày đằng đẵng nơi đất khách, tôi chỉ biết khóc theo con”.

Được người quen giới thiệu nên Liên đã thành phiên dịch tiếng Trung ở xưởng cá xã Quỳnh Lập cách nhà 3km, ngoài việc phiên dịch, Liên còn nhận nấu ăn cho công nhân tại xưởng. Con trai Liên, cháu Nguyễn Quang Đức giờ đã 4 tuổi, học trường mầm non xã và thích ứng nhanh với môi trường sống mới.

“Một lần trót dại nghe lời kẻ xấu tôi đã phải trả giá quá đắt, may còn có cơ hội trở về, giờ công việc vất vả, nhiều lúc căn bệnh dạ dày tái phát ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng được sống trong tình yêu thương của bố mẹ và có con trai tôi thấy rất ấm áp”, chị Liên vui mừng chia sẻ.

Theo Tiền Phong

* Tên nhân vật đã được thay đổi



Lạ lùng tộc người ngủ ngồi, xác chết đóng khố ở Nghệ An


Những tập tục như ngủ ngồi, đẻ ngồi; người chết ở trần, đóng khố không có áo
quan… vẫn đang tồn tại ở tộc người Đan Lai giữa vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.

1. Vừa nghe chúng tôi hỏi về nguồn gốc của tộc người Đan Lai, thầy giáo La Đình
Thám, 67 tuổi, nguyên giáo viên Trường tiểu học Môn Sơn 3 (xã Môn Sơn, huyện Con
Cuông, Nghệ An), kể lại truyền thuyết của dân tộc mình: Từ thời xa xưa lắm rồi,
có một chàng trai nghèo họ La, bỏ làng Đan Nhiệm (huyện Nam Đàn) ngược lên miền
Hoa Quân (huyện Thanh Chương) tìm vợ rồi ở luôn tại đó, sinh con đẻ cháu ngày
một đông đúc.

Khách du lịch ngược sông Giăng vào thăm tộc người Đan Lai.

Nhờ tính hay lam hay làm nên đã có của ăn của để. Sự giàu có của dòng họ này đã
đẩy con cháu mình vào một bi kịch. Do ghen ăn, tức ở, bọn chức dịch trong làng
đã dùng mưu gian, kế hiểm đẩy dòng họ La vào bước đường cùng. Khi dòng họ La
đang sống yên bình, thì bỗng có chiếu vua ban xuống, quan sức về làng. Trong
chiếu nhà vua bắt dòng họ La trong vòng 10 ngày phải nộp cho triều đình một
chiếc thuyền liền mái chèo và 100 cây nứa vàng nếu không cả họ sẽ bị chém đầu.

Để tránh họa đầu rơi, máu chảy, cả dòng họ La, già trẻ, gái bằng được trai vội
vã bủa vào rừng thiêng, nước độc tìm kiễm lễ vật ấy cho vua. Nhưng họ cứ đi, đi
mãi, ngày đêm không nghỉ, lục tìm hết cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ mà vẫn
không thể tìm ra được những sản vật quái gở ấy… Tay không trở về làng khi thời
hạn đã gần hết, nhân một đêm tối trời cả dòng họ La bàn nhau bỏ trốn.

Họ ngậm ngùi bồng bế, dắt nhau rời làng trốn vào rừng sâu, họ ngược dòng sông
Giăng đi mãi, đi mãi đến tận nơi sơn cùng thuỷ tận đến khi tối mịt, cả đoàn
người mệt mỏi mới dám tựa vào gốc cây, hang đá nghỉ lưng chờ trời sáng để đi
tiếp. Điểm dừng chân cuối cùng của họ là một vùng núi non hiểm trở, cây cối
hoang sơ, không có một dấu chân người, đó là vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát
bên dòng sông Giăng đầy thác ghềnh hung dữ.

Ngày đó nơi họ dừng chân chỉ có thú dữ và chim chóc, không có một bóng người lai
vãng. Hy vọng sẽ không ai biết họ ở đây để báo cho vua chúa đem quân đến giết
hại nữa, dòng họ La quyết định "đóng đô" lại đây.

Cuộc đào tẩu vào giữa đại ngàn Trường Sơn của tộc người Đan Lai đã được đưa vào
bài cúng tổ tiên: "Theo dấu chân nai/ đi gieo hạt lúa/ theo dấu chân hổ/ đi
trồng hạt ngô/lang thang đầu suối/ bâng khuâng lưng đèo/ sống đời nghèo khổ/ như
dòng suối nhỏ/ như gió rừng chiều…".

2. Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Trần Vương, thì cuộc chạy trốn bất đắc
dĩ và đầy bi thương này đã đẩy tộc người này cách ly với đời sống xã hội đương
đại của dân tộc khiến họ rơi vào cảnh bần cùng, khốn khó giữa chốn rừng thiêng,
nước độc. Để tồn tại và duy trì nói giống của mình, những con người thậm khổ này
bắt buộc phải quay trở lại kiếp sống hái lượm của thời hồng hoang và phải chấp
nhận hôn nhân cận huyết. Hằng ngày họ phải vạt cây gỗ để làm dụng cụ săn bắt,
hái lượm, lấy vỏ cây rừng làm khố, đào củ mài, tìm củ nâu trong rừng để sống qua
ngày.

Trẻ con Đan Lai làm quen với cuộc sống săn bắt, hái lượm.

Cả chiều dài lịch sử đằng đẵng lánh nạn giữa nơi thâm sơn cùng cốc, dòng họ La
dần dần giao tiếp được với một số dân tộc thiểu số bản địa như người Thái, người
Thổ, họ chấp nhận lai tạp thêm vào tiếng mẹ đẻ của mình các từ ngữ của các dân
tộc khác để che giấu thân phận và nguồn gốc của mình.

Họ tự đặt tên tên cho dòng họ của mình là Đan Lai. Đan là ý muốn chỉ tộc người
của mình xuất phát ở làng Đan Nhiệm, còn Lai ý nói là mọi thứ kể cả con người,
tiếng nói, phong tục đều đã bị "lai tạp". Đây là lý do giải thích vì sao tiếng
nói của tộc người này là một thứ thổ âm lai tạp giữa Mường – Việt ngữ cổ. Bị
cách biệt với thế giới bên ngoài hàng trăm năm nên dần dần họ quên cả tiếng nói
mẹ đẻ, quên cả chữ viết, phương thức canh tác nông nghiệp và cả nét văn hoá của
dân tộc mình… Đây là những nguyên nhân hình thành những phong tục, lối sống
rất khác lạ với đời sống hiện đại.

Thầy giáo La Đình Thám giải thích thêm: Cả tộc người Đan Lai sinh sống chủ yếu
bằng hái lượm giống như thời hồng hoang nguyên sơ của loài người nên họ đã duy
trì nhiều tập tục xa lạ với các dân tộc khác. Khi chết người Đan Lai không được
mặc quần áo, chỉ đóng khố, không dùng hòm vỏ để chôn cất, ngủ ngồi, con cháu
trong cùng dòng họ lấy nhau, sinh con đẻ cái là chuyện quá bình thường…

Ông Thám kể câu chuyện về người bác ruột tên là La Văn Khằm. Năm 1960, khi đang
làm cán bộ HĐND huyện Con Cuông, ngày nghỉ ông Khằm về thăm gia đình và bị ngã
bệnh qua đời đột ngột. Dịp đó, lãnh đạo huyện đưa hòm gỗ về bản để làm thủ tục
khâm liệm cho người quá cố, nhưng từ người nhà đến già làng, dân bản đều nhất
quyết cự tuyệt. Họ quan niệm rằng chôn cất ông Khằm bằng hòm gỗ là sai lệ làng
và khi xuống cõi âm người chết sẽ không được tổ tiên chấp nhận.

Tám đứa trẻ của 1 gia đình người Đan Lai.

Trước sức ép của chính quyền, ông Khằm đã được nhập quan, nhưng khi chôn cất
xong, cán bộ huyện vừa ra khỏi bản thì dân bản đào huyệt đưa lên xác ông Khằm
lên để làm thủ tục chôn trần theo phong tục của dân bản…

Thượng tá, Nguyễn Văn Vượng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Môn Sơn (Đồn 555), cho
biết: Hiện số người Đan Lai tại huyện Con Cuông có khoảng 708 hộ với 3.277 nhân
khẩu. Trong đó riêng xã Môn Sơn có 217 hộ với 1.075 nhân khẩu sống tập trung chủ
yếu ở 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng thuộc của xã Môn Sơn (217 hộ), số còn
lại sống ở 2 xã Lục Dạ (55 hộ) và Yên Khê (36 hộ). Từ năm 2008 đến nay, tộc
người Đan Lai được Nhà nước quan tâm giúp đỡ rất nhiều.

Do quan niệm "trời sinh voi trời sinh cỏ" nên người Đan Lai sống phóng khoáng
như núi rừng, cỏ cây, mỗi cặp vợ chồng cưới nhau từ khi mới 13-14 tuổi nên bình
quân họ từ 4 đến 6 người con, cá biệt có cặp vợ chồng sinh tới 13 đứa con.

Phụ nữ Đan Lai mới 13-14 tuổi đầu đã lấy chồng. Một mình vào rừng "vượt cạn" đẻ
ngồi trong cái chòi dựng tạm giữa rừng. Đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, dù là nắng hay
mưa, dù cho rét căm căm đến ghê người vẫn mẹ đem xuống suối để tắm 3 lần. Đến
khi da dẻ bị tím tái, nếu đứa trẻ vẫn còn sống sót thì mới đưa về nhà nuôi.

Những đứa trẻ Đan Lai đứa nào cũng có đôi mắt rất đẹp, xanh trong như dòng nước
sông Giăng nhưng hễ gặp người lạ là chúng đều cúi gằm mặt xuống. Dường như sự
mặc cảm về thân phận của cả tộc người đã ăn sâu trong tâm hồn của bọn trẻ giữa
chốn thâm sơn cùng cốc này.

3. Tộc người Đan Lai có tập tục lạ lùng là không bao giờ ngủ nằm. Tục ngủ ngồi
ăn sâu vào máu thịt từ người già đến trẻ con trở thành thói quen của tất cả mọi
người.

Già làng La Văn Quyết giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc phải thường
trực ý thức trốn chạy thật nhanh nếu bị quan quân chế độ phong kiến vây bắt. Đó
cũng là cách để giúp họ hàng ngày chống chọi với muông thú hoang dã đang rình
rập. “Nhờ tục ngủ ngồi mà người Đan Lai tồn tại được đến ngày hôm nay đấy”, gi�
Quyết nói.

Từ hơn 300 trăm năm nay tộc người Đan Lai luôn sống trong cảnh không có nhà, chỉ
lấy cành cây dựng tạm thành cái lều ở tạm cho đén khi hỏng thì mới làm lại. Mỗi
khi màn đêm buông xuống, trong túp lều tạm bợ ấy, cả gia đình họ chỉ dám ngồi
quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn công.

Tục ngủ ngồi của người Đan Lai.

Lâu dần thành thói quen, ngồi thâu đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh
thủ chợp mắt để khi có thú đến còn có đà chạy vào rừng sâu lẩn trốn. Cho đến tận
bây giờ, ngủ ngồi đã thành một tập tục của tộc người Đan Lai. Trẻ con lớn lên
chỉ cần biết ngồi vững là đã phải học cách ngủ ngồi!

Người Đan Lai không chỉ ngủ ngồi quanh bếp lửa, tộc người này còn có thể ngủ
trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm không kịp về bản. Theo già Quyết, cứ mỗi
chuyến đi săn ít nhất cũng tới vài ngày. Những lúc như vậy những người đi săn
thường phải trèo lên cây cao để ngủ nhằm tránh thú dữ. Chỉ cần vài ba đoạn cây
buộc vào nhau làm điểm tựa là họ ngủ ngồi suốt đêm trên cây.

"Tục ngủ ngồi đã được truyền qua bao đời nay nên người dân trong bản không có
thói quen nằm giường. Cả bản Cò Phạt có hơn 70 nóc nhà, nhưng chẳng nhà nào mua
sắm giường chiếu. Mới đây, do được tuyên truyền vận động, cũng có nhà trong bản
sắm giường, nhưng khi ngả lưng nằm lại thấy rất khó chịu, đau lưng nên đã quay
sang ngủ ngồi", già Quyết nói.

(Theo NNVN)



Nghệ An: Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết


Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại trạm y tế xã Quỳnh Liên

Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/8 ở xóm 8 (Quỳnh Liên) với 4 bệnh nhân. Sau đó lan dần sang các xóm 3,4 và 6 của xã. Tính đến hết ngày 29/8 số người mắc bệnh đã lên tới 24 người. Đây là ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khu vực phía Bắc trong năm 2012.

Điều đáng lưu ý là, trong những năm 2009, 2010 cũng chính tại đây đã xuất hiện ở dịch sốt xuất huyết. Và việc dịch quay lại và bùng phát như vậy cho thấy công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của địa phương chưa được đảm bảo.

Bác sỹ khám và lấy thuốc cho người dân. 

Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã trực tiếp phối hợp cùng trung tâm y tế huyện cùng chính quyền địa phương tổ chức điều tra giám sát nguồn lây, tiến hành triển khai khẩn cấp công tác dập dịch. Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Muỗi truyền bệnh ở đây là muỗi Ades agypti, 90% số nhà có muỗi và mật độ từ 2-3, có tới 36% số nhà có bọ gậy sinh sống.

Theo ông Lê Công Hải, Phó khoa kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Để triển khai công tác dập dịch, hiện trung tâm đã lập kế hoạch phòng dịch, triển khai ngay kế hoạch phun hóa chất để tiêu diệt muỗi Ades agypti.

Cùng với đó trung tâm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương làm vệ sinh môi trường thu gom phế thải, triệt phá ổ bọ gậy. Tuyên truyền ngày 4 lần trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương về công tác phòng và diễn biến của dịch bệnh. Thu dung và quản lý bệnh nhân, điều trị tại trạm y tế xã.

Phun hóa chất dập dịch.

Để đối phó với tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, ban chỉ đạo đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc chống dịch, gidường chiếu phòng lưu bệnh nhân. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Hiện tại hơn 300 lít hóa chất được trung tâm y tế dự phòng tỉnh cấp để dập dịch đã được triển khai phun tại các xóm của xã Quỳnh Liên và các xã lân cận có nguy cơ phát sinh ổ dịch như Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương…

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu… Thực tế đã cho thấy phương thuốc hữu hiệu nhất cho vùng dịch là chính quyền, nhân dân phải sớm chủ động, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng vào cuộc để chống dịch.

Nguyễn Tình



Nghệ An – Yên Bái bao xa…


Nghệ An – Yên Bái bao xa…

Khoảng cách vô hình

 

Là người đứng đầu một lĩnh vực vô cùng quan trọng của đất nước, sự bận rộn của Bộ trưởng Quốc Phòng (BTQP) Phùng Quang Thanh như thế nào chắc chắn người dân ai cũng hiểu. Vậy nên nỗi ngạc nhiên càng lớn hơn gấp bội phần khi bỗng dưng dư luận có được câu trả lời rất cụ thể và "chắc như đinh đóng cột" của đích thân BTQP về trường hợp của thí sinh nghèo hiếu học Ngô Văn Thuận. 

 

 "Được lời  như cởi tấm lòng", trân trọng nghĩa cử của BT Phùng Quang Thanh bao nhiêu, nhiều người dân đồng thời cũng liên hệ tới trường hợp bà Trần Thị Liên 84 tuổi ở Yên Bái - người mới đây vừa gửi bức tâm thư tới BT LĐ TBXH Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với người con trai đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ là Thiếu tá Công an Trần Duy Nghĩa.

 

Không lẽ vì… khoảng cách địa lý giữa Nghệ An so với Yên Bái mà cùng là về số phận con người, nhưng cách tiếp nhận và xử lý vụ việc cũng… có khoảng cách?

 

"Chúc mừng cháu Thuận và gửi lời cảm ơn sâu sắc  tới BTQP. Phải chi các BT khác cũng thấu hiểu lòng dân như vậy thì hay biết mấy. Mong Bộ trưởng LĐTBXH cũng bớt chút thời gian xem xét ý kiến của dân, sớm có QĐ công nhận anh Nghĩa ở Yên Bái là liệt sĩ. Cũng mong BT GTVT có những QĐ sáng suốt và có tình có lý hơn, đừng buộc dân phải đóng quá nhiều loại phí. Làm vậy hợp lòng dân hơn vì giảm bớt được nỗi khổ cho dân" – Đinh Niêm:  dinhthiniem@gmail.com

 

"Phải chi BT LĐTBXH cũng quan tâm trực tiếp và sớm quyết định giải quyết chế độ liệt sỹ cho thiếu tá công an Nghĩa ở Yên Bái, giống như BT QP vừa làm. Đây là nguồn động viên cho gia đình, cho những người đang sống để họ tiếp tục duy trì ý chí sẵn sàng cống hiến,  thậm chí dẫu có phải hy sinh cả xương máu của mình để góp phần bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, cho cộng đồng…" – Lac Thanh Thuy:  LacThanhThuy@yahoo.com.vn

 

"Nếu BT LĐTBXH cũng có được quyết định đúng đắn cả về tình, về lý đối với người mẹ  già hơn 80 tuổi ở Yên Bái thì tôi thật cảm phục giống như với BT Phùng Quang Thanh. Bác Thanh đúng là một người Anh hùng vì Bác biết cân bằng giữa lý và tình làm sao cho hợp lòng dân, đây mới là điều người dân cần có nhất từ các giới chức lãnh đạo. Còn trường hợp của BT LĐTBXH tôi cũng chưa rõ vì sao vẫn nhất quyết theo quy định, dù biết rằng làm như vậy là chưa hợp lòng dân, cũng có thể nói là chưa làm tròn trách nhiệm với dân?

 

Cái dân cần là sự hợp lý nhưng cũng phải hợp tình. Mong BT LĐTBXH hãy xét coi: anh Nghĩa hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, trong khi vợ anh không có công việc ổn định, lại đang nuôi con thơ. Còn mẹ già đến giờ vẫn đau đáu nỗi niềm con trai không được công nhận liệt sỹ… Gia đình đó giờ lấy gì phụng dưỡng mẹ già và nuôi con thơ? Mặt khác nếu được như ý nguyện của mẹ già, tôi chắc là ở nơi chín suối anh Nghĩa cũng an lòng về sự hy sinh của mình ….

 

Mong BT LĐTBXH sớm xét đến trường hợp này, tôi tin 100 % nhân dân VN sẽ hoan hô nếu BT làm như vậy. Cho dù có chưa phù hợp với quy định, nhưng quy định cứng nhắc thì cũng cần áp dụng sao cho linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh và lòng dân thì sẽ hay hơn" – Xuân Thân:  xuanthan.pham@gmail.com

 

"Tôi cũng theo dõi thường xuyên trường hợp của bà mẹ ở Yên Bái. Mấy hôm trước thấy có tin Bộ LĐTBXH đã họp khẩn về việc này, nhưng đến nay “khẩn “rồi lại bỏ đấy? Đơn vị tôi cũng đã có trường hợp về CĐCS cho người lao động, cũng đã mấy lần gửi công văn tới Bộ này nhưng đều… rơi vào im lặng…" –  Nguyễn Khánh: khanhtungcau75@gmail.com

 

 

Thiếu tá Trần Duy Nghĩa

Thiếu tá Trần Duy Nghĩa

 

Viết tiếp truyện cổ tích thế kỷ 21

 

So sánh giữa hai thái cực trong cách xử lý vấn đề với thí sinh Thuận và thiếu tá công an Nghĩa, dư luận càng có dịp tỏ rõ chính kiến, tình cảm qua những lời nhận xét, đánh giá của mỗi người:

 

"Những hành động như thế này của BT Phùng Quang Thanh làm cho mỗi công dân càng thấy yêu quý BT hơn,  không như một số vị giới chức khác thường  phát biểu rất hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tới lúc làm thì lại khiến dân mất niềm tin. Mong họ cũng làm được như BT Phùng Quang Thanh vì người dân chỉ muốn nhìn vào kết quả thực tế" – Tran Ngoc Vinh:  dieuobd17@gmail.com

 

"Đúng là câu chuyện cổ tích thế kỉ 21! Chúc em Thuận thực hiện tốt ước mơ của mình! Chúc cho trái tim nhân hậu của BT Phùng Quang Thanh luôn rộng mở! BT là người hùng của tất cả chúng ta" –  Đậu Tuyến:  xgames8001@yahoo.com

 

"Cổ Tích Thời Hiện Đại. Chúc mừng em Thuận đã đạt được ước nguyện của mình. Mong rằng em hãy học thật tốt để trở thành 1 chiến sỹ tốt, để khỏi phụ lòng mong mỏi của cha mẹ em và tất cả mọi người. Một lần nữa chúc em thành công!" – Nguyễn Duy Anh:  nguyenduyanh41176@gmail.com

 

"Thuận ơi! em đã gặp được một Tiên ông thời nay. Em hãy cố học để trở thành anh lính Cụ Hồ, để đền đáp lòng mong muốn của BT Phùng Quang Thanh – người anh hùng trong chiến đấu và bây giờ là người anh hùng trong thời đại hiện đại hóa đất nước, em nhé. Kính chúc BT mạnh khỏe" – Nguyễn Thanh Nghị: nguyenthanhnghi.dakwer@gmail.com

 

"Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Hai quyết định đầy nhân văn của đồng chí đối với hai học trò nghèo hiếu học khiến chúng tôi thêm tin tưởng vào đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Đó là những việc làm ý nghĩa hơn ngàn lần những lời nói trong các cuộc họp về chính sách trọng dụng hiền tài như vẫn diễn ra hiện nay…" – Nguyễn Vân Ngọc:  vanngocnguyen1111@gmail.com

 

"Trước hết xin chân thành cảm ơn quý báo đã có những bài viết làm lay động biết bao con tim, đã đưa tin về những hoàn cảnh vượt khó thoát nghèo… Cảm ơn BTQP đã quan tâm nâng đỡ  hoàn cảnh của em Thuận, trong khi BT còn trăm công nghìn việc lớn hơn rất nhiều phải lo toan. Anh hy vọng với cá nhân Thuận hãy cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự quan tâm của BT và của mọi người, để trở thành 1 sĩ quan quân đội thật tốt" – Lương Thủy:  thuytaco@gmail.com

 

"Thật tuyệt vời !!!! Tôi vô cùng trân trọng những con người hào hiệp đã giúp đỡ em Thuận. Chúc gia đình các bác, các anh luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh đã thắp sáng một ước mơ. Nếu thế hệ trẻ Việt Nam ai cũng có ý chí vươn lên trong cuộc sống như Thuận thì hay biết bao!!!!" – Trần Thắng:  thangdiep7986@yahoo.com.vn

 

"Rất cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Là người rất bận rộn, nhưng ông đã có những quan tâm cần thiết và kip thời đến những trường hợp như Ngô Văn Thuận, góp phần mở ra cánh cửa giúp các học sinh nghèo hiếu học có cơ hội thoát cảnh nghèo khổ. Tương lai phụ thuộc vào tân SV trường Tăng – Thiết giáp. Cố gắng lên nhé, chú bộ đội Cụ Hồ!" – Ngô Minh Trường:  Ctydonglam2008@gmail.com

 

"Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Quyết định của BT rất hợp với lòng dân, khiến tôi cảm thấy niềm vui như vỡ òa. Chúc mừng em Thuận. Mong em cố gắng học thật giỏi để không phụ công những người đã quan tâm đến em" – Nguyễn Hà:  nguyenhahb70@gmail.com

 

"Cảm ơn BT. BT đúng là người có con mắt tinh đời. Ước gì còn có nhiều người tốt như BT để giúp đem lại nghĩa tình ấm áp cho những con người có hoàn cảnh như em Thuận" – Nguyễn Thị Hồng Thức:  duongngochanb@gmail.com

 

"Tôi đã khóc khi đọc được thông tin này. Chúc mừng em, chúc mừng ước mơ của em đã thành sự thực. Cảm ơn BTQP đã có một hành động đầy nghĩa tình cao cả. Mong rằng sẽ có nhiều mảnh đời vất vả khó nhọc được các vị giới chức quan tâm giúp đỡ, để cuộc đời này có thêm nhiều tiếng cười và niềm hạnh phúc. Tiếc thay các BT, thứ trưởng như thế này giờ có vẻ còn… ít lắm! Mong rằng sau này khi đã trưởng thành, em Thuận sẽ là một sĩ quan QĐ làm được nhiều điều có ích cho gia đình và đất nước, đồng thời giúp đỡ được những người có hoàn cảnh như em" – Tuan:  tuan@yahoo.com.vn

 

Đông đảo bạn đọc cho rằng Bộ Lao động TBXH chưa xử lý đạt lý, thấu tình

 

Cổ tích thường chỉ tồn tại trong mơ ước của con người chúng ta, nhưng nghĩ về những điều tốt đẹp để hành động cho những gì tốt đẹp nhất luôn ngự trị trên thế gian này chẳng phải là những việc nên và cần làm ngay hay sao. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi mỗi chúng ta đều chung sức đồng lòng thực thi từng hành động nhỏ hướng tới mục tiêu chung đó. Và khoảng cách nhiều khi chỉ do chính tự trong lòng ta, trong suy nghĩ của ta chưa hoặc không muốn rút ngắn hoặc khép hẳn lại mà thôi.

 

Chương tiếp theo của truyện cổ tích thế kỷ 21 với em Nghĩa được viết cho gia đình thiếu tá Nghĩa, tại sao không? vì những điều kỳ diệu vẫn xảy ra giữa đời thường đó thôi…

 

Kiều Anh



Bệnh viện ung bướu quá tải, bệnh nhân nằm ngoài sân


Quá tải, sảnh Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành phòng điều trị dã chiếnQuá tải, sảnh Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành phòng điều trị “dã chiến”

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2011 với quy mô thiết kế ban đầu là 50 giường bệnh. Ngay từ khi đi vào hoạt động, bệnh viện luôn phải đối mặt với tình trạng quá tải. Trước tình hình đó, đầu năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định cho bệnh viện tăng thêm 60 giường bệnh với việc xây dựng hệ thống nhà kỹ thuật nghiệp vụ 3 tầng. Thế nhưng, tình trạng quá tải vẫn không giảm mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Có mặt tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An ngay khi bệnh viện vừa mở cửa đón tiếp bệnh nhân, đập vào mắt chúng tôi là cảnh hàng trăm bệnh nhân và người nhà đang chen chúc chờ đến lượt khám. Khu vực chờ khám trở nên chật chội hơn. Bệnh nhân nằm ngồi la liệt cùng nét mặt mệt mỏi, bơ phờ.

Hành lang cũng được trưng dụng để bệnh nhân có chỗ nằm

Ngay hành lang bệnh viện cũng đã biến thành phòng điều trị dã chiến. Hàng chục giường bệnh được kê sát vào nhau, người đi bộ chỉ còn cách lách qua các giường mới có thể đi qua. Mặt trời lên cao, không khí càng trở nên ngột ngạt trong khi đó, hành lang lại không có quạt. Nóng, chật chội lại bị bệnh tật hành hạ, các bệnh nhân dường như kiệt sức nhưng vẫn cố gắng phe phẩy chiếc quạt giấy để xua tan nóng bức. Mồ hôi chảy đầm đìa trên nhưng khuôn mặt gầy khốc vì những đợt xạ trị, hóa trị kéo dài.

Hành lang được trưng dụng triệt để nhưng vẫn không thể giải quyết hết số bệnh nhân cần nằm điều trị. Bởi vậy, bất cứ chỗ nào có thể kê được giường đều được người nhà bệnh nhân biến thành phòng điều trị "dã chiến". Bệnh nhân Chu Thị Thái Hà (Tp Vinh) hôm nay đến muộn nên phải tá túc dưới gốc cây phượng. Mặt trời dọi qua tán lá, nắng đến đâu, chồng bệnh nhân lại dịch giường tránh nắng tới đó. Thế nhưng, đối với bệnh nhân Hà, kiếm được một chỗ nằm tránh nắng để chuyền hết mấy chai dịch như thế này đã là may mắn lắm rồi. Có hôm đến muộn, chỉ có nước ngồi nơi mái hiên.

Không có chỗ, bệnh nhân phải ra sân, kê giường dưới các tán cây

Tại khu nhà kỹ thuật nghiệp vụ 3 tầng mới được đưa vào sử dụng để nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải, tình hình cũng chẳng mấy khả quan. Buồng số 5, khoa ngoại có tới 12 giường bệnh trong khi đó có tới 30 bệnh nhân điều trị nội trú. Một bệnh nhân lắc đầu: "Bị bệnh mới phải vào đây, nhưng vào thì 2-3 người một giường, nóng bực, chật chội lại càng mệt hơn". Nhiều bệnh nhân điều trị nội trú nhưng chịu không nổi đành xin ra tá túc ở nhà người quen, đến giờ tiêm thuốc, chuyền dịch lại đi vào viện.

Bác sỹ Nguyễn Quang Trung trao đổi với PV

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng quá tải tại bệnh viện, Bác sỹ Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết: "Ban đầu bệnh viện chỉ được thiết kế với quy mô 50 giường bệnh. Đầu năm nay được UBND tỉnh cho phép thêm 60 giường bệnh nữa. Mỗi ngày bệnh viện điều trị cho 300 bệnh nhân nội trú và khoảng 200 bệnh nhân ngoại trú nữa làm sao không quá tải được. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, hiện Bệnh viện cùng lãnh đạo UBND tỉnh cùng các Sở, ban ngành đang tìm các giải pháp để khắc phục nhưng sẽ không thể giải quyết một sớm một chiều…".

Hoàng Lam – Nguyễn Nam



Sốt xuất huyết bùng phát ở Nghệ An


Thứ Sáu, 31/08/2012 09:46


Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh đầu tiên, Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trực tiếp ra phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện, chính quyền huyện Quỳnh Lưu tổ chức điều tra dịch tễ, giám sát nguồn lây. Kết quả điều tra cho thấy: Muỗi truyền bệnh ở đây là muỗi Ades agypti, 90% số nhà có muỗi và chỉ số mật độ muỗi là 3 con trên 1 nhà; 36% nhà có bọ gậy, các ổ bọ gậy tập trung ở các dụng cụ phế thải chứa nước, lốp xe hỏng, chum vại… đây là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát thành dịch lớn.


Để dập dịch, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã cấp bổ sung thêm cho Y tế huyện Quỳnh Lưu máy phun cùng 300 lít hoá chất,  tiến hành phun diệt muỗi vằn trưởng thành tại các ổ dịch ở xã Quỳnh Liên đồng thời triển khai phun tại các xã trọng điểm, là các ổ dịch cũ như xã Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng… đồng thời phối hợp với ban chỉ đạo chống dịch của huyện, xã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tập trung vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng, thả cá vào giếng khơi để diệt bọ gậy, bỏ muối và dầu vào các lốp xe hỏng… Tại trung tâm vùng dịch, Bác sĩ Lê Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An cho biết: "Đây là vụ dịch có quy mô vừa, nhưng cái lo nhất của chúng tôi là các xã vùng bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu lại nằm ở sát nhau nên tốc độ lây lan sẽ rất nhanh,  hơn nữa đây lại là các ổ dịch cũ nên nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn, nhất là với thời tiết như hiện nay. Vì thế chúng tôi quyết tâm bằng mọi giá phối hợp với Y tế địa phương, chính quyền sở tại triển khai các biện pháp nhằm khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lan rộng trên địa bàn".


Trong những năm 2009, 2010, chính tại xã Quỳnh Liên huyện Quỳnh Lưu cũng đã từng xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết. Và với việc dịch tiếp tục quay lại hoành hoành đã cho thấy công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của địa phương chưa tốt…Thực tế đã cho thấy phương thuốc hữu hiệu nhất cho vùng dịch ở Quỳnh Liên chỉ có thể là chính quyền, nhân dân phải sớm chủ động, nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng vào cuộc để chống dịch và dập dịch – diệt dịch sốt xuất huyết ngay khi muỗi Ades agypti hãy còn là bọ gậy. Nếu không những ổ dịch như ở Quỳnh Liên sẽ chỉ bị khống chế tạm thời. Và nguy cơ dịch bùng phát trở lại hàng năm là điều khó tránh khỏi .

Từ Thành



Nghệ An – Yên Bái bao xa… - Dân Trí


Nghệ An – Yên Bái bao xa…



Khoảng cách vô hình

 

Là người đứng đầu một lĩnh vực vô cùng quan trọng của đất nước, sự bận rộn của Bộ trưởng Quốc Phòng (BTQP) Phùng Quang Thanh như thế nào chắc chắn người dân ai cũng hiểu. Vậy nên nỗi ngạc nhiên càng lớn hơn gấp bội phần khi bỗng dưng dư luận có được câu trả lời rất cụ thể và "chắc như đinh đóng cột" của đích thân BTQP về trường hợp của thí sinh nghèo hiếu học Ngô Văn Thuận. 

 

 "Được lời  như cởi tấm lòng", trân trọng nghĩa cử của BT Phùng Quang Thanh bao nhiêu, nhiều người dân đồng thời cũng liên hệ tới trường hợp bà Trần Thị Liên 84 tuổi ở Yên Bái - người mới đây vừa gửi bức tâm thư tới BT LĐ TBXH Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị xem xét công nhận liệt sĩ đối với người con trai đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ là Thiếu tá Công an Trần Duy Nghĩa.

 

Không lẽ vì… khoảng cách địa lý giữa Nghệ An so với Yên Bái mà cùng là về số phận con người, nhưng cách tiếp nhận và xử lý vụ việc cũng… có khoảng cách?

 

"Chúc mừng cháu Thuận và gửi lời cảm ơn sâu sắc  tới BTQP. Phải chi các BT khác cũng thấu hiểu lòng dân như vậy thì hay biết mấy. Mong Bộ trưởng LĐTBXH cũng bớt chút thời gian xem xét ý kiến của dân, sớm có QĐ công nhận anh Nghĩa ở Yên Bái là liệt sĩ. Cũng mong BT GTVT có những QĐ sáng suốt và có tình có lý hơn, đừng buộc dân phải đóng quá nhiều loại phí. Làm vậy hợp lòng dân hơn vì giảm bớt được nỗi khổ cho dân" – Đinh Niêm:  dinhthiniem@gmail.com

 

"Phải chi BT LĐTBXH cũng quan tâm trực tiếp và sớm quyết định giải quyết chế độ liệt sỹ cho thiếu tá công an Nghĩa ở Yên Bái, giống như BT QP vừa làm. Đây là nguồn động viên cho gia đình, cho những người đang sống để họ tiếp tục duy trì ý chí sẵn sàng cống hiến,  thậm chí dẫu có phải hy sinh cả xương máu của mình để góp phần bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, cho cộng đồng…" – Lac Thanh Thuy:  LacThanhThuy@yahoo.com.vn

 

"Nếu BT LĐTBXH cũng có được quyết định đúng đắn cả về tình, về lý đối với người mẹ  già hơn 80 tuổi ở Yên Bái thì tôi thật cảm phục giống như với BT Phùng Quang Thanh. Bác Thanh đúng là một người Anh hùng vì Bác biết cân bằng giữa lý và tình làm sao cho hợp lòng dân, đây mới là điều người dân cần có nhất từ các giới chức lãnh đạo. Còn trường hợp của BT LĐTBXH tôi cũng chưa rõ vì sao vẫn nhất quyết theo quy định, dù biết rằng làm như vậy là chưa hợp lòng dân, cũng có thể nói là chưa làm tròn trách nhiệm với dân?

 

Cái dân cần là sự hợp lý nhưng cũng phải hợp tình. Mong BT LĐTBXH hãy xét coi: anh Nghĩa hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, trong khi vợ anh không có công việc ổn định, lại đang nuôi con thơ. Còn mẹ già đến giờ vẫn đau đáu nỗi niềm con trai không được công nhận liệt sỹ… Gia đình đó giờ lấy gì phụng dưỡng mẹ già và nuôi con thơ? Mặt khác nếu được như ý nguyện của mẹ già, tôi chắc là ở nơi chín suối anh Nghĩa cũng an lòng về sự hy sinh của mình ….

 

Mong BT LĐTBXH sớm xét đến trường hợp này, tôi tin 100 % nhân dân VN sẽ hoan hô nếu BT làm như vậy. Cho dù có chưa phù hợp với quy định, nhưng quy định cứng nhắc thì cũng cần áp dụng sao cho linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh và lòng dân thì sẽ hay hơn" – Xuân Thân:  xuanthan.pham@gmail.com

 

"Tôi cũng theo dõi thường xuyên trường hợp của bà mẹ ở Yên Bái. Mấy hôm trước thấy có tin Bộ LĐTBXH đã họp khẩn về việc này, nhưng đến nay “khẩn “rồi lại bỏ đấy? Đơn vị tôi cũng đã có trường hợp về CĐCS cho người lao động, cũng đã mấy lần gửi công văn tới Bộ này nhưng đều… rơi vào im lặng…" –  Nguyễn Khánh: khanhtungcau75@gmail.com

 

 

Thiếu tá Trần Duy Nghĩa

Thiếu tá Trần Duy Nghĩa

 

Viết tiếp truyện cổ tích thế kỷ 21

 

So sánh giữa hai thái cực trong cách xử lý vấn đề với thí sinh Thuận và thiếu tá công an Nghĩa, dư luận càng có dịp tỏ rõ chính kiến, tình cảm qua những lời nhận xét, đánh giá của mỗi người:

 

"Những hành động như thế này của BT Phùng Quang Thanh làm cho mỗi công dân càng thấy yêu quý BT hơn,  không như một số vị giới chức khác thường  phát biểu rất hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tới lúc làm thì lại khiến dân mất niềm tin. Mong họ cũng làm được như BT Phùng Quang Thanh vì người dân chỉ muốn nhìn vào kết quả thực tế" – Tran Ngoc Vinh:  dieuobd17@gmail.com

 

"Đúng là câu chuyện cổ tích thế kỉ 21! Chúc em Thuận thực hiện tốt ước mơ của mình! Chúc cho trái tim nhân hậu của BT Phùng Quang Thanh luôn rộng mở! BT là người hùng của tất cả chúng ta" –  Đậu Tuyến:  xgames8001@yahoo.com

 

"Cổ Tích Thời Hiện Đại. Chúc mừng em Thuận đã đạt được ước nguyện của mình. Mong rằng em hãy học thật tốt để trở thành 1 chiến sỹ tốt, để khỏi phụ lòng mong mỏi của cha mẹ em và tất cả mọi người. Một lần nữa chúc em thành công!" – Nguyễn Duy Anh:  nguyenduyanh41176@gmail.com

 

"Thuận ơi! em đã gặp được một Tiên ông thời nay. Em hãy cố học để trở thành anh lính Cụ Hồ, để đền đáp lòng mong muốn của BT Phùng Quang Thanh – người anh hùng trong chiến đấu và bây giờ là người anh hùng trong thời đại hiện đại hóa đất nước, em nhé. Kính chúc BT mạnh khỏe" – Nguyễn Thanh Nghị: nguyenthanhnghi.dakwer@gmail.com

 

"Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Hai quyết định đầy nhân văn của đồng chí đối với hai học trò nghèo hiếu học khiến chúng tôi thêm tin tưởng vào đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Đó là những việc làm ý nghĩa hơn ngàn lần những lời nói trong các cuộc họp về chính sách trọng dụng hiền tài như vẫn diễn ra hiện nay…" – Nguyễn Vân Ngọc:  vanngocnguyen1111@gmail.com

 

"Trước hết xin chân thành cảm ơn quý báo đã có những bài viết làm lay động biết bao con tim, đã đưa tin về những hoàn cảnh vượt khó thoát nghèo… Cảm ơn BTQP đã quan tâm nâng đỡ  hoàn cảnh của em Thuận, trong khi BT còn trăm công nghìn việc lớn hơn rất nhiều phải lo toan. Anh hy vọng với cá nhân Thuận hãy cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự quan tâm của BT và của mọi người, để trở thành 1 sĩ quan quân đội thật tốt" – Lương Thủy:  thuytaco@gmail.com

 

"Thật tuyệt vời !!!! Tôi vô cùng trân trọng những con người hào hiệp đã giúp đỡ em Thuận. Chúc gia đình các bác, các anh luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh đã thắp sáng một ước mơ. Nếu thế hệ trẻ Việt Nam ai cũng có ý chí vươn lên trong cuộc sống như Thuận thì hay biết bao!!!!" – Trần Thắng:  thangdiep7986@yahoo.com.vn

 

"Rất cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Là người rất bận rộn, nhưng ông đã có những quan tâm cần thiết và kip thời đến những trường hợp như Ngô Văn Thuận, góp phần mở ra cánh cửa giúp các học sinh nghèo hiếu học có cơ hội thoát cảnh nghèo khổ. Tương lai phụ thuộc vào tân SV trường Tăng – Thiết giáp. Cố gắng lên nhé, chú bộ đội Cụ Hồ!" – Ngô Minh Trường:  Ctydonglam2008@gmail.com

 

"Cảm ơn BT Phùng Quang Thanh. Quyết định của BT rất hợp với lòng dân, khiến tôi cảm thấy niềm vui như vỡ òa. Chúc mừng em Thuận. Mong em cố gắng học thật giỏi để không phụ công những người đã quan tâm đến em" – Nguyễn Hà:  nguyenhahb70@gmail.com

 

"Cảm ơn BT. BT đúng là người có con mắt tinh đời. Ước gì còn có nhiều người tốt như BT để giúp đem lại nghĩa tình ấm áp cho những con người có hoàn cảnh như em Thuận" – Nguyễn Thị Hồng Thức:  duongngochanb@gmail.com

 

"Tôi đã khóc khi đọc được thông tin này. Chúc mừng em, chúc mừng ước mơ của em đã thành sự thực. Cảm ơn BTQP đã có một hành động đầy nghĩa tình cao cả. Mong rằng sẽ có nhiều mảnh đời vất vả khó nhọc được các vị giới chức quan tâm giúp đỡ, để cuộc đời này có thêm nhiều tiếng cười và niềm hạnh phúc. Tiếc thay các BT, thứ trưởng như thế này giờ có vẻ còn… ít lắm! Mong rằng sau này khi đã trưởng thành, em Thuận sẽ là một sĩ quan QĐ làm được nhiều điều có ích cho gia đình và đất nước, đồng thời giúp đỡ được những người có hoàn cảnh như em" – Tuan:  tuan@yahoo.com.vn

 



Đông đảo bạn đọc cho rằng Bộ Lao động TB&XH chưa xử lý đạt lý, thấu tình



 

Cổ tích thường chỉ tồn tại trong mơ ước của con người chúng ta, nhưng nghĩ về những điều tốt đẹp để hành động cho những gì tốt đẹp nhất luôn ngự trị trên thế gian này chẳng phải là những việc nên và cần làm ngay hay sao. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi mỗi chúng ta đều chung sức đồng lòng thực thi từng hành động nhỏ hướng tới mục tiêu chung đó. Và khoảng cách nhiều khi chỉ do chính tự trong lòng ta, trong suy nghĩ của ta chưa hoặc không muốn rút ngắn hoặc khép hẳn lại mà thôi.

 

Chương tiếp theo của truyện cổ tích thế kỷ 21 với em Nghĩa được viết cho gia đình thiếu tá Nghĩa, tại sao không? vì những điều kỳ diệu vẫn xảy ra giữa đời thường đó thôi…

 

Kiều Anh

Source Article from http://dantri.com.vn/c673/s673-636104/nghe-an-yen-bai-bao-xa.htm



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nghệ An: Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết - Dân Trí


Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại trạm y tế xã Quỳnh Liên


Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/8 ở xóm 8 (Quỳnh Liên) với 4 bệnh nhân. Sau đó lan dần sang các xóm 3,4 và 6 của xã. Tính đến hết ngày 29/8 số người mắc bệnh đã lên tới 24 người. Đây là ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khu vực phía Bắc trong năm 2012.

Điều đáng lưu ý là, trong những năm 2009, 2010 cũng chính tại đây đã xuất hiện ở dịch sốt xuất huyết. Và việc dịch quay lại và bùng phát như vậy cho thấy công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của địa phương chưa được đảm bảo.

Bác sỹ khám và lấy thuốc cho người dân. 


Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã trực tiếp phối hợp cùng trung tâm y tế huyện cùng chính quyền địa phương tổ chức điều tra giám sát nguồn lây, tiến hành triển khai khẩn cấp công tác dập dịch. Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Muỗi truyền bệnh ở đây là muỗi Ades agypti, 90% số nhà có muỗi và mật độ từ 2-3, có tới 36% số nhà có bọ gậy sinh sống.

Theo ông Lê Công Hải, Phó khoa kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Để triển khai công tác dập dịch, hiện trung tâm đã lập kế hoạch phòng dịch, triển khai ngay kế hoạch phun hóa chất để tiêu diệt muỗi Ades agypti.

Cùng với đó trung tâm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương làm vệ sinh môi trường thu gom phế thải, triệt phá ổ bọ gậy. Tuyên truyền ngày 4 lần trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương về công tác phòng và diễn biến của dịch bệnh. Thu dung và quản lý bệnh nhân, điều trị tại trạm y tế xã.

Phun hóa chất dập dịch.


Để đối phó với tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, ban chỉ đạo đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc chống dịch, gidường chiếu phòng lưu bệnh nhân. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Hiện tại hơn 300 lít hóa chất được trung tâm y tế dự phòng tỉnh cấp để dập dịch đã được triển khai phun tại các xóm của xã Quỳnh Liên và các xã lân cận có nguy cơ phát sinh ổ dịch như Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương…

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu… Thực tế đã cho thấy phương thuốc hữu hiệu nhất cho vùng dịch là chính quyền, nhân dân phải sớm chủ động, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng vào cuộc để chống dịch.

Nguyễn Tình

Source Article from http://dantri.com.vn/c7/s7-635813/nghe-an-xuat-hien-o-dich-sot-xuat-huyet.htm



Nghệ An: Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết - Dân Trí


Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại trạm y tế xã Quỳnh Liên


Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/8 ở xóm 8 (Quỳnh Liên) với 4 bệnh nhân. Sau đó lan dần sang các xóm 3,4 và 6 của xã. Tính đến hết ngày 29/8 số người mắc bệnh đã lên tới 24 người. Đây là ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khu vực phía Bắc trong năm 2012.

Điều đáng lưu ý là, trong những năm 2009, 2010 cũng chính tại đây đã xuất hiện ở dịch sốt xuất huyết. Và việc dịch quay lại và bùng phát như vậy cho thấy công tác giữ gìn vệ sinh môi trường của địa phương chưa được đảm bảo.

Bác sỹ khám và lấy thuốc cho người dân. 


Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã trực tiếp phối hợp cùng trung tâm y tế huyện cùng chính quyền địa phương tổ chức điều tra giám sát nguồn lây, tiến hành triển khai khẩn cấp công tác dập dịch. Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Muỗi truyền bệnh ở đây là muỗi Ades agypti, 90% số nhà có muỗi và mật độ từ 2-3, có tới 36% số nhà có bọ gậy sinh sống.

Theo ông Lê Công Hải, Phó khoa kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Để triển khai công tác dập dịch, hiện trung tâm đã lập kế hoạch phòng dịch, triển khai ngay kế hoạch phun hóa chất để tiêu diệt muỗi Ades agypti.

Cùng với đó trung tâm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương làm vệ sinh môi trường thu gom phế thải, triệt phá ổ bọ gậy. Tuyên truyền ngày 4 lần trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương về công tác phòng và diễn biến của dịch bệnh. Thu dung và quản lý bệnh nhân, điều trị tại trạm y tế xã.

Phun hóa chất dập dịch.


Để đối phó với tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, ban chỉ đạo đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc chống dịch, gidường chiếu phòng lưu bệnh nhân. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Hiện tại hơn 300 lít hóa chất được trung tâm y tế dự phòng tỉnh cấp để dập dịch đã được triển khai phun tại các xóm của xã Quỳnh Liên và các xã lân cận có nguy cơ phát sinh ổ dịch như Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương…

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu… Thực tế đã cho thấy phương thuốc hữu hiệu nhất cho vùng dịch là chính quyền, nhân dân phải sớm chủ động, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng vào cuộc để chống dịch.

Nguyễn Tình

Source Article from http://dantri.com.vn/c7/s7-635813/nghe-an-xuat-hien-o-dich-sot-xuat-huyet.htm



Lạ lùng tộc người ngủ ngồi, xác chết đóng khố ở Nghệ An - VietNamNet


Những tập tục như ngủ ngồi, đẻ ngồi; người chết ở trần, đóng khố không có áo
quan… vẫn đang tồn tại ở tộc người Đan Lai giữa vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.

1. Vừa nghe chúng tôi hỏi về nguồn gốc của tộc người Đan Lai, thầy giáo La Đình
Thám, 67 tuổi, nguyên giáo viên Trường tiểu học Môn Sơn 3 (xã Môn Sơn, huyện Con
Cuông, Nghệ An), kể lại truyền thuyết của dân tộc mình: Từ thời xa xưa lắm rồi,
có một chàng trai nghèo họ La, bỏ làng Đan Nhiệm (huyện Nam Đàn) ngược lên miền
Hoa Quân (huyện Thanh Chương) tìm vợ rồi ở luôn tại đó, sinh con đẻ cháu ngày
một đông đúc.

Khách du lịch ngược sông Giăng vào thăm tộc người Đan Lai.

Nhờ tính hay lam hay làm nên đã có của ăn của để. Sự giàu có của dòng họ này đã
đẩy con cháu mình vào một bi kịch. Do ghen ăn, tức ở, bọn chức dịch trong làng
đã dùng mưu gian, kế hiểm đẩy dòng họ La vào bước đường cùng. Khi dòng họ La
đang sống yên bình, thì bỗng có chiếu vua ban xuống, quan sức về làng. Trong
chiếu nhà vua bắt dòng họ La trong vòng 10 ngày phải nộp cho triều đình một
chiếc thuyền liền mái chèo và 100 cây nứa vàng nếu không cả họ sẽ bị chém đầu.

Để tránh họa đầu rơi, máu chảy, cả dòng họ La, già trẻ, gái bằng được trai vội
vã bủa vào rừng thiêng, nước độc tìm kiễm lễ vật ấy cho vua. Nhưng họ cứ đi, đi
mãi, ngày đêm không nghỉ, lục tìm hết cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ mà vẫn
không thể tìm ra được những sản vật quái gở ấy… Tay không trở về làng khi thời
hạn đã gần hết, nhân một đêm tối trời cả dòng họ La bàn nhau bỏ trốn.

Họ ngậm ngùi bồng bế, dắt nhau rời làng trốn vào rừng sâu, họ ngược dòng sông
Giăng đi mãi, đi mãi đến tận nơi sơn cùng thuỷ tận đến khi tối mịt, cả đoàn
người mệt mỏi mới dám tựa vào gốc cây, hang đá nghỉ lưng chờ trời sáng để đi
tiếp. Điểm dừng chân cuối cùng của họ là một vùng núi non hiểm trở, cây cối
hoang sơ, không có một dấu chân người, đó là vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát
bên dòng sông Giăng đầy thác ghềnh hung dữ.

Ngày đó nơi họ dừng chân chỉ có thú dữ và chim chóc, không có một bóng người lai
vãng. Hy vọng sẽ không ai biết họ ở đây để báo cho vua chúa đem quân đến giết
hại nữa, dòng họ La quyết định "đóng đô" lại đây.

Cuộc đào tẩu vào giữa đại ngàn Trường Sơn của tộc người Đan Lai đã được đưa vào
bài cúng tổ tiên: "Theo dấu chân nai/ đi gieo hạt lúa/ theo dấu chân hổ/ đi
trồng hạt ngô/lang thang đầu suối/ bâng khuâng lưng đèo/ sống đời nghèo khổ/ như
dòng suối nhỏ/ như gió rừng chiều…".

2. Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Trần Vương, thì cuộc chạy trốn bất đắc
dĩ và đầy bi thương này đã đẩy tộc người này cách ly với đời sống xã hội đương
đại của dân tộc khiến họ rơi vào cảnh bần cùng, khốn khó giữa chốn rừng thiêng,
nước độc. Để tồn tại và duy trì nói giống của mình, những con người thậm khổ này
bắt buộc phải quay trở lại kiếp sống hái lượm của thời hồng hoang và phải chấp
nhận hôn nhân cận huyết. Hằng ngày họ phải vạt cây gỗ để làm dụng cụ săn bắt,
hái lượm, lấy vỏ cây rừng làm khố, đào củ mài, tìm củ nâu trong rừng để sống qua
ngày.

Trẻ con Đan Lai làm quen với cuộc sống săn bắt, hái lượm.

Cả chiều dài lịch sử đằng đẵng lánh nạn giữa nơi thâm sơn cùng cốc, dòng họ La
dần dần giao tiếp được với một số dân tộc thiểu số bản địa như người Thái, người
Thổ, họ chấp nhận lai tạp thêm vào tiếng mẹ đẻ của mình các từ ngữ của các dân
tộc khác để che giấu thân phận và nguồn gốc của mình.

Họ tự đặt tên tên cho dòng họ của mình là Đan Lai. Đan là ý muốn chỉ tộc người
của mình xuất phát ở làng Đan Nhiệm, còn Lai ý nói là mọi thứ kể cả con người,
tiếng nói, phong tục đều đã bị "lai tạp". Đây là lý do giải thích vì sao tiếng
nói của tộc người này là một thứ thổ âm lai tạp giữa Mường – Việt ngữ cổ. Bị
cách biệt với thế giới bên ngoài hàng trăm năm nên dần dần họ quên cả tiếng nói
mẹ đẻ, quên cả chữ viết, phương thức canh tác nông nghiệp và cả nét văn hoá của
dân tộc mình… Đây là những nguyên nhân hình thành những phong tục, lối sống
rất khác lạ với đời sống hiện đại.

Thầy giáo La Đình Thám giải thích thêm: Cả tộc người Đan Lai sinh sống chủ yếu
bằng hái lượm giống như thời hồng hoang nguyên sơ của loài người nên họ đã duy
trì nhiều tập tục xa lạ với các dân tộc khác. Khi chết người Đan Lai không được
mặc quần áo, chỉ đóng khố, không dùng hòm vỏ để chôn cất, ngủ ngồi, con cháu
trong cùng dòng họ lấy nhau, sinh con đẻ cái là chuyện quá bình thường…

Ông Thám kể câu chuyện về người bác ruột tên là La Văn Khằm. Năm 1960, khi đang
làm cán bộ HĐND huyện Con Cuông, ngày nghỉ ông Khằm về thăm gia đình và bị ngã
bệnh qua đời đột ngột. Dịp đó, lãnh đạo huyện đưa hòm gỗ về bản để làm thủ tục
khâm liệm cho người quá cố, nhưng từ người nhà đến già làng, dân bản đều nhất
quyết cự tuyệt. Họ quan niệm rằng chôn cất ông Khằm bằng hòm gỗ là sai lệ làng
và khi xuống cõi âm người chết sẽ không được tổ tiên chấp nhận.

Tám đứa trẻ của 1 gia đình người Đan Lai.

Trước sức ép của chính quyền, ông Khằm đã được nhập quan, nhưng khi chôn cất
xong, cán bộ huyện vừa ra khỏi bản thì dân bản đào huyệt đưa lên xác ông Khằm
lên để làm thủ tục chôn trần theo phong tục của dân bản…

Thượng tá, Nguyễn Văn Vượng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Môn Sơn (Đồn 555), cho
biết: Hiện số người Đan Lai tại huyện Con Cuông có khoảng 708 hộ với 3.277 nhân
khẩu. Trong đó riêng xã Môn Sơn có 217 hộ với 1.075 nhân khẩu sống tập trung chủ
yếu ở 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng thuộc của xã Môn Sơn (217 hộ), số còn
lại sống ở 2 xã Lục Dạ (55 hộ) và Yên Khê (36 hộ). Từ năm 2008 đến nay, tộc
người Đan Lai được Nhà nước quan tâm giúp đỡ rất nhiều.

Do quan niệm "trời sinh voi trời sinh cỏ" nên người Đan Lai sống phóng khoáng
như núi rừng, cỏ cây, mỗi cặp vợ chồng cưới nhau từ khi mới 13-14 tuổi nên bình
quân họ từ 4 đến 6 người con, cá biệt có cặp vợ chồng sinh tới 13 đứa con.

Phụ nữ Đan Lai mới 13-14 tuổi đầu đã lấy chồng. Một mình vào rừng "vượt cạn" đẻ
ngồi trong cái chòi dựng tạm giữa rừng. Đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, dù là nắng hay
mưa, dù cho rét căm căm đến ghê người vẫn mẹ đem xuống suối để tắm 3 lần. Đến
khi da dẻ bị tím tái, nếu đứa trẻ vẫn còn sống sót thì mới đưa về nhà nuôi.

Những đứa trẻ Đan Lai đứa nào cũng có đôi mắt rất đẹp, xanh trong như dòng nước
sông Giăng nhưng hễ gặp người lạ là chúng đều cúi gằm mặt xuống. Dường như sự
mặc cảm về thân phận của cả tộc người đã ăn sâu trong tâm hồn của bọn trẻ giữa
chốn thâm sơn cùng cốc này.

3. Tộc người Đan Lai có tập tục lạ lùng là không bao giờ ngủ nằm. Tục ngủ ngồi
ăn sâu vào máu thịt từ người già đến trẻ con trở thành thói quen của tất cả mọi
người.

Già làng La Văn Quyết giải thích, tục ngủ ngồi xuất phát từ việc phải thường
trực ý thức trốn chạy thật nhanh nếu bị quan quân chế độ phong kiến vây bắt. Đó
cũng là cách để giúp họ hàng ngày chống chọi với muông thú hoang dã đang rình
rập. “Nhờ tục ngủ ngồi mà người Đan Lai tồn tại được đến ngày hôm nay đấy”, gi�
Quyết nói.

Từ hơn 300 trăm năm nay tộc người Đan Lai luôn sống trong cảnh không có nhà, chỉ
lấy cành cây dựng tạm thành cái lều ở tạm cho đén khi hỏng thì mới làm lại. Mỗi
khi màn đêm buông xuống, trong túp lều tạm bợ ấy, cả gia đình họ chỉ dám ngồi
quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn công.

Tục ngủ ngồi của người Đan Lai.

Lâu dần thành thói quen, ngồi thâu đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh
thủ chợp mắt để khi có thú đến còn có đà chạy vào rừng sâu lẩn trốn. Cho đến tận
bây giờ, ngủ ngồi đã thành một tập tục của tộc người Đan Lai. Trẻ con lớn lên
chỉ cần biết ngồi vững là đã phải học cách ngủ ngồi!

Người Đan Lai không chỉ ngủ ngồi quanh bếp lửa, tộc người này còn có thể ngủ
trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm không kịp về bản. Theo già Quyết, cứ mỗi
chuyến đi săn ít nhất cũng tới vài ngày. Những lúc như vậy những người đi săn
thường phải trèo lên cây cao để ngủ nhằm tránh thú dữ. Chỉ cần vài ba đoạn cây
buộc vào nhau làm điểm tựa là họ ngủ ngồi suốt đêm trên cây.

"Tục ngủ ngồi đã được truyền qua bao đời nay nên người dân trong bản không có
thói quen nằm giường. Cả bản Cò Phạt có hơn 70 nóc nhà, nhưng chẳng nhà nào mua
sắm giường chiếu. Mới đây, do được tuyên truyền vận động, cũng có nhà trong bản
sắm giường, nhưng khi ngả lưng nằm lại thấy rất khó chịu, đau lưng nên đã quay
sang ngủ ngồi", già Quyết nói.

(Theo NNVN)

Source Article from http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/86785/la-lung-toc-nguoi-ngu-ngoi–xac-chet-dong-kho-o-nghe-an.html



Nghệ An: Tai nạn trên Quốc lộ 1A gây tắc nghẽn kéo dài


QĐND Online – Khoảng 4 giờ sáng 29-8, trên Quốc lộ 1A, địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến ba người bị thương, tắc đường kéo dài hàng chục km qua địa bàn hai huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.


Hiện trường vụ tai nạn.

Vào thời điểm trên, chiếc xe ca mang BKS 36N-2965 lưu thông hướng Vinh-Hà Nội đến km 408 + 300 đã vượt lên ép đường khiến container mang BKS 38N-1604 đi cùng chiều phải nhường đường, dẫn đến xe này đâm chính diện vào container ngược chiều mang BKS 29C-00223 khiến cả hai xe container bẹp dúm đầu.


Nạn nhân mắc kẹt trong ca bin chưa đưa được ra ngoài.

Điều nguy hiểm là cả ba người trên buồng lái container mang BKS 38N- 1604 bị thương, trong đó có hai người (chưa rõ danh tính) bị mắc kẹt trong ca bin lẫn với sắt thép. Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương dùng cưa máy, xà beng để cứu người.




Giao thông ách tắc kéo dài do tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vụ tai nạn đã làm ách tắc giao thông cả hai hướng trên Quốc lộ 1A với hàng ngàn lượt phương tiện mắc kẹt.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, công an huyện Quỳnh Lưu đã kịp thời xử lý, điều tiết giao thông. Tuy nhiên, đến 6 giờ 30 sáng 29-8, giao thông đoạn tai nạn vẫn còn ách tắc.

Tin, ảnh: Bình Minh



Nghệ An và Xieng Khouang của Lào hợp tác đầu tư


Ngày 25/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy
ban chính quyền tỉnh Xieng Khouang (Lào) tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào
tỉnh Xieng Khouang.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước, hai
tỉnh Nghệ An và Xieng Khouang cùng nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ các địa
phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An.

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Xieng Khouang mong muốn
cùng tìm hiểu về tình hình kinh tế, xã hội của hai địa phương, cam kết tạo điều
kiện tối đa cho các doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, làm ăn có hiệu
quả, coi thành công của doanh nghiệp địa phương mình cũng là thành công của
doanh nghiệp địa phương nước bạn.

Ông Hồ Đức Phớc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ
An cho biết đến nay đã có 6 dự án của các doanh nghiệp Nghệ An đầu tư vào tỉnh
Xieng Khouang trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, chế biến
khoáng sản, du lịch…

Nhiều doanh nghiệp Nghệ An đã đầu tư và đang làm ăn có hiệu quả tại Xieng
Khouang nói riêng, Lào nói chung và luôn được địa phương quan tâm giúp đỡ về mọi
mặt để đầu tư có hiệu quả, qua đó củng cố, vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước
Việt Nam-Lào và giữa Nghệ An-Xieng Khouang.

Ông Sổm Cốt Măng Nò Mếch, Bí thư kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Xieng Khouang cũng
cho biết Xieng Khouang nằm cách thủ đô Vientiane 400km, tổng diện tích tự
nhiên gần 17.000km2, có chung đường biên giới với tỉnh Nghệ An dài trên 120km.

Xieng Khouang đang là địa phương dẫn đầu thuộc các tỉnh khu vực Bắc Lào về
thu hút đầu tư từ Việt Nam và đứng thứ 6 trong số các tỉnh của Lào có hoạt động
thu hút đầu tư từ Việt Nam.

Xieng Khouang có nhiều thế mạnh liên quan đến nông lâm nghiệp, thủy điện,
du lịch… Những tiềm năng, thế mạnh này luôn được địa phương mời gọi và sẵn
sàng hợp tác đầu tư, có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đến từ
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

Tỉnh coi đây là việc làm không những giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả mà còn góp phần thặt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Lào-Việt Nam và giữa tỉnh Xieng Khouang với tỉnh Nghệ An.

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn, địa phương sẽ chỉ
đạo các sở, ngành liên quan hoàn tất thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp đến từ
Nghệ An nhanh nhất; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, phương
tiện sản xuất trực tiếp và được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm phục
vụ sản xuất.

Các lĩnh vực mà tỉnh Xieng Khouang khuyến khích, mời gọi thu hút
đầu tư là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và giáo dục.

Chiều 25/8, đoàn đại biểu tỉnh Xieng Khouang và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
tổ chức giới thiệu chuyên sâu với các doanh nghiệp Việt Nam về môi trường đầu tư
vào tỉnh Xieng Khouang; đến dâng hoa, dâng hương lên bàn thờ Bác Hồ tại Khu di
tích Kim Liên và tham quan quê Bác ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An./.



Hải đội 2 BĐBP Nghệ An: Sẵn sàng trước mùa mưa bão


Những năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 BĐBP Nghệ An đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần giữ vững sự bình yên trên vùng biển của tỉnh. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống bão lụt, Hải đội 2 đã trở thành điểm tựa cho đông đảo bà con ngư dân đang hoạt động trên biển. Trước mùa mưa bão năm 2012, Hải đội 2 đã có những bước chuẩn bị sẵn sàng cho công tác phòng, chống bão lụt.

Trong thời gian này, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đang ra sức luyện tập thành thục các phương án cứu hộ cứu nạn. Từng con tàu, các bộ phận chuẩn bị sẵn sàng nước ngọt, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… để khi có lệnh là vượt sóng ra khơi được ngay.


Trực đài canh thông báo tình hình cho ngư dân

Chúng tôi có mặt tại cầu cảng Hải đội 2 cùng lúc hai chiếc tàu của đơn vị vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tàu Bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ dân sự và nhân đạo tại tỉnh Nghệ An, theo chương trình đối tác Thái Bình Dương năm 2012 trở về, cùng lúc có tin bão đang hình thành trên Biển Đông.

Thiếu tá Trần Trung Đông cùng hai chiến sĩ dùng ca nô đi đến các bến tàu để kiểm tra những điều kiện đảm bảo an toàn của các chủ phương tiện và tàu thuyền ở các bến cảng. Mặc dù đang bận rộn với việc bán những sản phẩm vừa khai thác được sau một chuyến đi biển dài ngày, nhưng anh Trần Văn Lượng, chủ tàu đánh cá QNg 92011TS tỉnh Quảng Ngãi đón cán bộ biên phòng với thái độ hết sức thân mật. Anh tâm sự: "Mỗi khi có gió bão, bất luận tàu của Nghệ An hay các tỉnh khác, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đều tận tình chỉ dẫn đưa tàu vào nơi trú ẩn an toàn. Trước mỗi chuyến tàu xuất bến, các anh đều có mặt để kiểm tra các trang thiết bị đảm bảo ra khơi an toàn. Những tàu đánh cá ở ngoại tỉnh như chúng tôi rất yên tâm mỗi khi ra khơi đánh cá”.

Không chỉ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 còn tích cực, nỗ lực giám sát các hoạt động hành nghề trên biển của ngư dân, bảo đảm tạo được môi trường ngư nghiệp lành mạnh, an toàn. Để làm được điều này, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đã có mặt mọi lúc, mọi nơi, chia sẻ những khó khăn cùng ngư dân, làm cho mỗi công dân biển đều tự giác nâng cao ý thức phòng, chống bão lụt, bảo đảm an ninh vùng biển. Đơn vị thực sự đã trở thành địa chỉ tin cậy của ngư dân Cửa Hội nói riêng và ngư dân ở các tỉnh bạn tham gia đánh bắt cá trên vùng biển Nghệ An nói chung.

Trong năm 2011, Hải đội 2 đã cứu được 7 tàu/30 người bị nạn trên biển có nguy cơ bị sóng đánh chìm và đưa về đất liền an toàn. Bên cạnh đó, đơn vị còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng như: Trung tâm Cứu hộ, cứu nạn thị xã Cửa Lò, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Cảnh sát Giao thông thủy nội địa, Đồn BPCK cảng Cửa Lò – Bến Thủy, Hải đội 137 Hải quân, Cảnh sát Biển, Đảo Mắt, Đảo Ngư vừa tiến hành làm tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn hàng hải và khi có vụ việc xảy ra đều được ứng cứu kịp thời, giảm mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và sinh mạng cho nhân dân vùng biển.

Ông Nguyễn Văn Bích, Chủ tịch UBND phường Nghi Hải, Cửa Lò cho biết: Hằng năm, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống bão lụt, với phương châm “4 tại chỗ” và có sự phối kết hợp với các đơn vị đóng quân trên địa bàn, nhất là Hải đội 2 trước mỗi mùa mưa bão. Hai đơn vị đã bàn bạc cụ thể các phương án phòng, chống bão để khi có tình huống xảy ra làm sao đảm bảo an toàn cho các phương tiện đang hành nghề trên biển và các phương tiện đang tránh trú bão ở đất liền để giảm mức thiệt hại thấp nhất về tài sản, phương tiện và con người.

Ở Nghệ An, theo thống kê chưa đầy đủ, các tàu thuyền khai thác thủy hải sản đã có hơn 4.477 phương tiện với 22.944 lao động, ngoài ra còn có hàng trăm tàu thuyền ngoài tỉnh hoạt động, neo đậu tại vùng biển Nghệ An. Trong nhiều năm qua, Hải đội 2 đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền sát với tình hình thực tiễn vùng biển từ Nghi Lộc đến Cửa Hội và kể cả ngoài khơi xa.

Đặc biệt, trong nỗ lực tuyên truyền bảo vệ an toàn, an ninh biển đảo, Hải đội 2 đã xây dựng những mô hình cộng tác viên tuyên truyền, phối hợp, hỗ trợ một cách tích cực cho lực lượng BĐBP. Điển hình của mô hình phối hợp tuyên truyền là tàu đánh cá của Thuyền trưởng Nguyễn Quang Toan, một công dân giàu kinh nghiệm, trú tại xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, ven vùng biển Cửa Hội. Ông Toan đã có 35 năm gắn bó với nghề đi biển, nên ông nắm rõ từng luồng lạch, con sóng, thủy triều và cũng là người đã đầu tư hệ thống liên lạc với đất liền khá hiện đại để kịp thời thông tin cho BĐBP tất cả những diễn biến trên biển những ngày tàu của ông ra khơi.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Phan Văn Xuân, Hải đội trưởng Hải đội 2 cho biết: Hiện, đơn vị cử cán bộ thường trực 24/24 giờ ở đài canh và thông báo tần số đến tận mọi ngư dân để họ nắm bắt, khi có bão tố, tai nạn trên biển, ngư dân thông qua đài canh báo cho lực lượng chức năng biết để xử lý. Bên cạnh đó, trước mùa mưa bão, đơn vị đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để mỗi cán bộ, chiến sĩ xác định được nhiệm vụ sẵn sàng phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Từ đo, cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần tự giác, thường xuyên luyện tập các phương án để khi có tình huống xảy ra sẵn sàng ứng cứu.

Hải Thượng                  



Nghệ An: Gần 2.000 người chết vì HIV/AIDS


Nghệ An: Gần 2.000 người chết vì HIV/AIDS

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng Nghệ An trong vòng 5 năm trở lại nay tỉnh này có gần 2.000 (1990 người) người chết vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

620598592_1_74949

Theo cơ quan chức năng, có khoảng 85,7% các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện nhiều nhất thuộc vào số người tiêm, chích ma túy; số người nhiễm HIV ở độ tuổi 20-40 tuổi. Địa phương có số người bị HIV nhiều như: TP Vinh, huyện miền núi Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương…

Trước tình hình số người nhiễm HIV/AIDS tăng, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể Nghệ An đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng, chóng "dịch" HIV/AIDS tới tất cả các thôn bản … Bên cạnh đó, cũng được sự hỗ trợ của tổ chức như: Dự án quỹ toàn cầu; dự án Life – Gap (can thiệp tới các đối tượng cần được chăm sóc, hỗ trợ); hay như dự án WB…

Đặc biệt, để hỗ trợ, giúp đỡ những người bị nghiện, nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng tỉnh Nghệ An cũng đã thành lập các câu lạc bộ (CLB) như: "Bạn giúp bạn trong cai nghiện ma túy"; CLB lá chắn… chính nhờ vào những CLB này mà thời gian qua đã mang lại hiểu quả rất cao. Từ đó, người bệnh không còn mặc cảm đến với các phòng khám để được khám bệnh, tư vấn, chữa trị, chăm sóc và hướng dẫn các kỹ năng về phòng, chống dịch bệnh HIV/AIDS.



Hội DNT Nghệ An tham gia giúp đỡ các xã nghèo


Tại đây, Hội DNT Nghệ An đã kết hợp với câu lạc bộ Thầy Thuốc Trẻ tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, Hội cũng đã kết hợp với Ủy ban nhân dân xã Châu Lý đã trao 30 suất quà cho 30 trẻ em nghèo, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng; tặng 3 con bò trị giá gần 30 triệu đồng cho 3 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là ông Vi Văn Đoàn ở bản Xáo, chị Lo Thị Nghi ở xóm Na Lạn và chị Vi Thị Việt ở xóm Bù Lầu.

Chương trình diễn ra nhằm thể hiện sự quan tâm của Hội Doanh Nhân Trẻ Nghệ An đối với thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời giúp một số gia đình bớt phần khó khăn, ổn định cuộc sống và được sự ghi nhận của UBND cùng bà con Xã Châu Lý.



Nghệ An: kẹt xe 15 km vì tai nạn giao thông


Gia tăng các vụ bắt cóc

ANTĐ – Trẻ em đang là "mục tiêu" của tội phạm mua bán người, chúng không từ mọi thủ đoạn, nhằm chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, trẻ sơ sinh, để đe doạ tống tiền, hoặc mua bán kiếm lời.



Nghệ An: Nguyên thẩm phán nhận tiền chạy án, lãnh 5 năm tù


(SGGP).- Ngày 29-8, TAND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Bùi Anh Đức (SN 1975, nguyên thẩm phán TAND huyện Yên Thành) về tội nhận hối lộ.

Theo cáo trạng, Đức được giao nhiệm vụ chủ tọa phiên tòa xét xử Ngô Xuân Thảo (nguyên thủ quỹ xã Đồng Thành) về tội danh tham ô tài sản. Đức gợi ý gia đình Thảo nếu muốn được xử nhẹ thì phải đưa 40 – 60 triệu đồng, người nhà xin giảm xuống 20 triệu đồng. Khi người nhà Thảo đưa tiền đến phòng làm việc của Đức tại trụ sở TAND huyện Yên Thành đúng như lời hẹn, thì bị lực lượng công an ập vào bắt quả tang.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đức 5 năm tù giam.

D.Cường

(SGGP).- Ngày 29-8, TAND huyện Bình Chánh TPHCM đã tuyên phạt Huỳnh Khắc Tín (SN 1987, ngụ quận 8) mức án 18 tháng tù, Phạm Trung Tuấn (SN 1993, ngụ quận 8) 15 tháng tù cùng về tội "chống người thi hành công vụ".

Vào ngày 30-3-2012, hai bị cáo đến nhà bạn ở xã Quy Đức huyện Bình Chánh nhậu. Sau đó, người bạn này mượn xe của Tuấn đi đón thêm bạn đến nhậu chung, nhưng khi đi đến hương lộ 11 thuộc ấp 3 xã Quy Đức thì va chạm với xe đạp của một học sinh, bị người dân giữ xe. Nghe tin, cả hai đến nơi và thấy anh Nguyễn Tấn Tuân (Công an viên xã Quy Đức) được phân công bảo vệ hiện trường. Xin lấy xe về không được, Tín và Tuấn xông vào đánh anh Tuân.

A.Chân



Nghệ An: “Sẽ thêm nhiều trẻ em khỏe mạnh”


PV: Vừa qua, Ngân hàng TMCP Bắc Á và Công ty CP Thực phẩm sữa TH hỗ trợ chương trình mổ tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh tại Nghệ An. Xin ông cho biết những thông tin chính về chương trình này?

Ông Nguyễn Hữu Minh: Hiện nay, ở Nghệ An có hơn 30.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 13.000 trẻ em khuyết tật các loại, trong đó có hàng ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Tại Nghệ An, cứ 100 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phẫu thuật kịp thời. Hầu hết gia đình có con bị bệnh tim đều rất nghèo, không thể trả chi phí cho một ca phẫu thuật lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí có ca hơn 100 triệu đồng.

Do đó, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ phẫu thuật cho các cháu bị bệnh tim có ý nghĩa rất lớn, giúp các cháu sớm có sức khoẻ ổn định hơn, cơ hội học hành và phát triển sẽ tốt hơn. Chương trình mổ tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh do Ngân hàng TMCP Bắc Á và Công ty CP Thực phẩm sữa TH hỗ trợ lần này sẽ được thực hiện ở 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, trong đó ưu tiên trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu của chương trình là tài trợ phẫu thuật tim cho 20-30 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và nâng cao ý thức của toàn xã hội trong việc thông cảm và chia sẻ với các bệnh nhân và gia đình các em. Chương trình phẫu thuật tim sẽ được tiến hành trong năm 2012, với tổng kinh phí 1 tỷ đồng.

P.V:  Xin ông cho biết, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã thực hiện chương trình này như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Minh: Đây là dự án hỗ trợ trẻ em mắc bệnh tim từ 0-16 tuổi có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ khả năng chi trả phẫu thuật. Để chương trình thực hiện có hiệu quả, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E (Hà Nội) tiến hành khảo sát, khám sàng lọc cho hơn 1713 trẻ em, trong đó có 100 em được chỉ định phẫu thuật. Ngay sau khi khám sàng lọc xong, Quỹ sẽ hướng dẫn các đối tượng làm hồ sơ theo yêu cầu của nhà tài trợ và tổng hợp danh sách trẻ em có chỉ định phẫu thuật gửi nhà tài trợ. Đồng thời liên hệ với các cơ sở phẫu thuật là các bệnh viện có uy tín về phẫu thuật tim để tiến hành phẫu thuật cho các em.

P.V: Kế hoạch hỗ trợ của chương trình tại Nghệ An sắp tới là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Minh: Trong tháng 9 đến tháng 11 sắp tới, Quỹ sẽ phối hợp với các bệnh viện tiến hành phẫu thuật cho 20-30 cháu do Ngân hàng TMCP Bắc Á và Công ty CP Thực phẩm sữa TH tài trợ. Những cháu còn lại Quỹ sẽ tiếp tục hướng dẫn làm hồ sơ để xin các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để được phẫu thuật sớm. Sau phẫu thuật, Quỹ có chương trình đến thăm hỏi và tặng quà cho một số trẻ em đã được phẫu thuật.

Để sớm giúp đỡ trẻ em bị bệnh tim đang chờ được phẫu thuật, Quỹ Bảo trợ trẻ em mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành có liên quan, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước dành cho các em, để mang lại niềm hạnh phúc cho các em.

P.V: Xin cảm ơn ông!