Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

SLNA & Ngân hàng Bắc Á: Cuộc "hôn nhân" gượng ép


SLNA Ngân hàng Bắc Á: Cuộc “hôn nhân” gượng ép

Hợp đồng tài trợ giữa Ngân hàng Bắc Á và đội bóng SLNA sẽ đáo hạn vào cuối năm nay. Nhưng những động thái phát đi từ xứ Nghệ cho thấy, bà bầu Thái Thị Hương dường như không quá mặn mà với viễn cảnh tiếp tục đầu tư 100% cho đội bóng quê hương.

 

Chưa mặn đã nhạt

Theo kế hoạch, bắt đầu từ mùa giải tới, SLNA sẽ không còn trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao Du lịch tỉnh Nghệ An mà chuyển giao thẳng cho Ngân hàng Bắc Á, sau khi đội bóng này cũng đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thể thao được vài năm.

Bóng đá với người dân xứ Nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu và trong nhiều thời điểm, nó còn được xem như một trong những biểu tượng của địa phương.

Nhưng dẫu sao Nghệ An vẫn còn là một tỉnh nghèo và bất cứ ai lăn lộn cùng trái bóng tròn cũng hiểu rằng việc thay đổi mô hình hoạt động từ bóng đá quốc doanh sang bóng đá doanh nghiệp chỉ là vấn đề thời gian.

Mọi thứ có vẻ đã diễn ra rất bài bản và giờ đây sau 3 năm thử thách, xứ Nghệ khấp khởi mừng thầm khi họ đã chọn đúng mặt để gửi vàng, với thành quả là chiếc Cúp Quốc gia 2010 và chức vô địch V.League 2011.

Nhưng sau những hy vọng toàn màu hồng, ở thời điểm này, mỗi ngày trôi qua lại là mỗi lúc sự lo lắng của bóng đá xứ Nghệ càng tăng lên trước sự im lặng của Ngân hàng Bắc Á.

Khó khăn kinh tế chỉ là một phần, quan trọng hơn có vẻ là ngay từ đầu SLNA đã được "gả cưới" cho đối tác không mặn mà lắm với trái bóng tròn, dù cuộc "hôn nhân" ấy tất nhiên không thể thiếu những ưu đãi mà Ngân hàng Bắc Á có được khi tiến hành các hoạt động đầu tư tại Nghệ An.

Gượng ép lấy đâu ra hạnh phúc

Các cầu thủ SLNA kể, tính từ thời điểm ăn lương của ngân hàng Bắc Á, số lần họ được gặp bà bầu Thái Thị Hương chỉ đếm trên đầu ngón tay vào mỗi dịp Tết.

Bà chủ quyền lực này thậm chí còn hầu như chưa bao giờ xuất hiện trên khán đài giống như những ông chủ làm bóng đá khác. Mọi chuyện ở SLNA thực chất gần như đều do bộ đôi Nguyễn Hồng Thanh – Nguyễn Hữu Thắng quán xuyến.

Thế hệ tài năng mới của những Trọng Hoàng, Văn Hoàn, Đình Đồng… có lý do để cảm thấy buồn tủi khi mức thưởng 400 triệu/trận thắng của họ giờ thuộc diện "hẻo" nhất V.League.

Ngó sang đội bạn lại thấy ông chủ quan tâm sâu sát, thỉnh thoảng lại thưởng vượt khung hoặc thưởng riêng khi đồng nghiệp của họ thi đấu tốt.

Vào lúc này, ở thời điểm hợp đồng sắp đáo hạn, dù rất muốn ở lại đóng góp cho bóng đá quê hương, họ cũng không cảm nhận được sự thiết tha níu giữ.

SLNA 2 năm liên tiếp đi đá AFC Cup, trong nhiều thời điểm chỉ dám mang hơn chục cầu thủ để cắt giảm chi phí. Thậm chí, đến như sân chơi quốc nội, những cầu thủ trẻ hay chuyên dự bị cũng phải cất ở nhà vì con tính khá hạn hẹp xoay quanh tiền vé máy bay cùng tiền ăn ở mỗi lần đá sân khách.

Đội bóng xứ Nghệ hơn 10 năm trước từng nổi tiếng với giai thoại "sợ" vô địch, 10 năm sau ở "kỷ nguyên" của bóng đá doanh nghiệp, người ta tin rằng, một lý do quan trọng khiến SLNA không dám bung hết sức ở mùa giải vừa rồi cũng chỉ bởi những nỗi ám ảnh được sinh ra sau khi bước đến đỉnh vinh quang.

Một khi "tình ít" đặt trong hoàn cảnh "tiền cũng không nhiều" như hiện nay, không ngạc nhiên khi xuất hiện hàng loạt tin đồn như Ngân hàng Bắc Á sẽ chia tay SLNA, đặc biệt là sau nghi án "phê thuốc" của Huy Hoàng.

Một chiều hướng khác cũng nhiều khả năng sẽ diễn ra là Ngân hàng Bắc Á sẽ chỉ tiếp nhận đội một, còn các tuyến trẻ đẩy về cho Sở để tiếp tục duy trì mô hình "Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm".

Còn lại đa phần tin rằng Ngân hàng Bắc Á sẽ không tiếp quản từ A-Z như thỏa thuận ban đầu. Với một trung tâm bóng đá giầu truyền thống như SLNA, ước mơ cất cánh và bay cao của họ có lẽ vẫn còn phải chờ một thời gian nữa, có thể là dài dài.

Theo Minh Hoàng
Bongdaplus



SLNA & Ngân hàng Bắc Á: Cuộc "hôn nhân" gượng ép


SLNA Ngân hàng Bắc Á: Cuộc “hôn nhân” gượng ép

Hợp đồng tài trợ giữa Ngân hàng Bắc Á và đội bóng SLNA sẽ đáo hạn vào cuối năm nay. Nhưng những động thái phát đi từ xứ Nghệ cho thấy, bà bầu Thái Thị Hương dường như không quá mặn mà với viễn cảnh tiếp tục đầu tư 100% cho đội bóng quê hương.

 

Chưa mặn đã nhạt

Theo kế hoạch, bắt đầu từ mùa giải tới, SLNA sẽ không còn trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao Du lịch tỉnh Nghệ An mà chuyển giao thẳng cho Ngân hàng Bắc Á, sau khi đội bóng này cũng đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thể thao được vài năm.

Bóng đá với người dân xứ Nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu và trong nhiều thời điểm, nó còn được xem như một trong những biểu tượng của địa phương.

Nhưng dẫu sao Nghệ An vẫn còn là một tỉnh nghèo và bất cứ ai lăn lộn cùng trái bóng tròn cũng hiểu rằng việc thay đổi mô hình hoạt động từ bóng đá quốc doanh sang bóng đá doanh nghiệp chỉ là vấn đề thời gian.

Mọi thứ có vẻ đã diễn ra rất bài bản và giờ đây sau 3 năm thử thách, xứ Nghệ khấp khởi mừng thầm khi họ đã chọn đúng mặt để gửi vàng, với thành quả là chiếc Cúp Quốc gia 2010 và chức vô địch V.League 2011.

Nhưng sau những hy vọng toàn màu hồng, ở thời điểm này, mỗi ngày trôi qua lại là mỗi lúc sự lo lắng của bóng đá xứ Nghệ càng tăng lên trước sự im lặng của Ngân hàng Bắc Á.

Khó khăn kinh tế chỉ là một phần, quan trọng hơn có vẻ là ngay từ đầu SLNA đã được "gả cưới" cho đối tác không mặn mà lắm với trái bóng tròn, dù cuộc "hôn nhân" ấy tất nhiên không thể thiếu những ưu đãi mà Ngân hàng Bắc Á có được khi tiến hành các hoạt động đầu tư tại Nghệ An.

Gượng ép lấy đâu ra hạnh phúc

Các cầu thủ SLNA kể, tính từ thời điểm ăn lương của ngân hàng Bắc Á, số lần họ được gặp bà bầu Thái Thị Hương chỉ đếm trên đầu ngón tay vào mỗi dịp Tết.

Bà chủ quyền lực này thậm chí còn hầu như chưa bao giờ xuất hiện trên khán đài giống như những ông chủ làm bóng đá khác. Mọi chuyện ở SLNA thực chất gần như đều do bộ đôi Nguyễn Hồng Thanh – Nguyễn Hữu Thắng quán xuyến.

Thế hệ tài năng mới của những Trọng Hoàng, Văn Hoàn, Đình Đồng… có lý do để cảm thấy buồn tủi khi mức thưởng 400 triệu/trận thắng của họ giờ thuộc diện "hẻo" nhất V.League.

Ngó sang đội bạn lại thấy ông chủ quan tâm sâu sát, thỉnh thoảng lại thưởng vượt khung hoặc thưởng riêng khi đồng nghiệp của họ thi đấu tốt.

Vào lúc này, ở thời điểm hợp đồng sắp đáo hạn, dù rất muốn ở lại đóng góp cho bóng đá quê hương, họ cũng không cảm nhận được sự thiết tha níu giữ.

SLNA 2 năm liên tiếp đi đá AFC Cup, trong nhiều thời điểm chỉ dám mang hơn chục cầu thủ để cắt giảm chi phí. Thậm chí, đến như sân chơi quốc nội, những cầu thủ trẻ hay chuyên dự bị cũng phải cất ở nhà vì con tính khá hạn hẹp xoay quanh tiền vé máy bay cùng tiền ăn ở mỗi lần đá sân khách.

Đội bóng xứ Nghệ hơn 10 năm trước từng nổi tiếng với giai thoại "sợ" vô địch, 10 năm sau ở "kỷ nguyên" của bóng đá doanh nghiệp, người ta tin rằng, một lý do quan trọng khiến SLNA không dám bung hết sức ở mùa giải vừa rồi cũng chỉ bởi những nỗi ám ảnh được sinh ra sau khi bước đến đỉnh vinh quang.

Một khi "tình ít" đặt trong hoàn cảnh "tiền cũng không nhiều" như hiện nay, không ngạc nhiên khi xuất hiện hàng loạt tin đồn như Ngân hàng Bắc Á sẽ chia tay SLNA, đặc biệt là sau nghi án "phê thuốc" của Huy Hoàng.

Một chiều hướng khác cũng nhiều khả năng sẽ diễn ra là Ngân hàng Bắc Á sẽ chỉ tiếp nhận đội một, còn các tuyến trẻ đẩy về cho Sở để tiếp tục duy trì mô hình "Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm".

Còn lại đa phần tin rằng Ngân hàng Bắc Á sẽ không tiếp quản từ A-Z như thỏa thuận ban đầu. Với một trung tâm bóng đá giầu truyền thống như SLNA, ước mơ cất cánh và bay cao của họ có lẽ vẫn còn phải chờ một thời gian nữa, có thể là dài dài.

Theo Minh Hoàng
Bongdaplus



'Nghệ An sẽ có nhiều động đất kiến tạo'


Người dân ở huyện Bắc Trà My và một số địa phương gần thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) chưa hết lo lắng động đất kích thích thì Nghệ An cũng xảy ra động đất.

Trao đổi với VnExpress, GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu nhận định, động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An vào đêm 29/9 là do động đất kiến tạo trên đới đứt gãy Sông Cả.

“Trong lịch sử, một số địa phương của tỉnh Nghệ An từng xảy ra nhiều trận động đất kiến tạo với cấp độ mạnh. Thời gian tới, khu vực này còn xảy ra động đất do đới đứt gãy đang hoạt động mạnh”, ông Triều nói,

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, lúc 22h46 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu là 17 km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trận động đất có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận. Trước đó, lúc 19h57 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,3 độ ritcher, độ sâu chấn tiêu 17 km, chấn tâm cũng trên địa bàn huyện này. Ngoài ra cũng trong đêm 29/9, người dân ở huyện Qùy Hợp ghi nhận thêm hai trận động đất với cấp độ nhỏ.

Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.

GS Triều cho biết thêm, trận động đất xảy ra ở Nghệ An thời gian gần nhất là lúc 3h sáng ngày 20/10/2010 với 3,8 độ ritcher tại huyện Yên Thành. Trước đó, 21h25 ngày 7/1/2005, tại huyện Đô Lương xảy ra trận động đất cực mạnh với 4,8 độ ritcher. Trong lịch sử trên địa bàn tỉnh Nghệ An từng xảy ra rất nhiều trận động đất, trong đó trận lớn nhất ghi nhận được lên đến 6 độ ritcher vào năm 1821 gây xiêu vẹo, sụp đổ nhiều nhà dân, hư hỏng nặng công trình dân sinh.

“Điều đáng lo là tâm chấn những trận động đất kiến tạo này chỉ xảy ra cách thủy điện Bản Vẽ gần 50 km. Thủy điện này có qui mô lớn nhất khu vực phía Bắc miền Trung, dung tích hồ chứa 1,8 tỷ mét khối nước, chiều cao đập khoảng 100 mét so với vùng hạ du”, GS Triều nói.

Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu động đất và lập kế hoạch tập huấn giúp người dân Nghệ An kĩ năng ứng phó với động đất trong thời gian tới.

Trí Tín



'Nghệ An sẽ có nhiều động đất kiến tạo'


Người dân ở huyện Bắc Trà My và một số địa phương gần thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) chưa hết lo lắng động đất kích thích thì Nghệ An cũng xảy ra động đất.

Trao đổi với VnExpress, GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu nhận định, động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An vào đêm 29/9 là do động đất kiến tạo trên đới đứt gãy Sông Cả.

“Trong lịch sử, một số địa phương của tỉnh Nghệ An từng xảy ra nhiều trận động đất kiến tạo với cấp độ mạnh. Thời gian tới, khu vực này còn xảy ra động đất do đới đứt gãy đang hoạt động mạnh”, ông Triều nói,

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, lúc 22h46 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu là 17 km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trận động đất có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận. Trước đó, lúc 19h57 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,3 độ ritcher, độ sâu chấn tiêu 17 km, chấn tâm cũng trên địa bàn huyện này. Ngoài ra cũng trong đêm 29/9, người dân ở huyện Qùy Hợp ghi nhận thêm hai trận động đất với cấp độ nhỏ.

Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.

GS Triều cho biết thêm, trận động đất xảy ra ở Nghệ An thời gian gần nhất là lúc 3h sáng ngày 20/10/2010 với 3,8 độ ritcher tại huyện Yên Thành. Trước đó, 21h25 ngày 7/1/2005, tại huyện Đô Lương xảy ra trận động đất cực mạnh với 4,8 độ ritcher. Trong lịch sử trên địa bàn tỉnh Nghệ An từng xảy ra rất nhiều trận động đất, trong đó trận lớn nhất ghi nhận được lên đến 6 độ ritcher vào năm 1821 gây xiêu vẹo, sụp đổ nhiều nhà dân, hư hỏng nặng công trình dân sinh.

“Điều đáng lo là tâm chấn những trận động đất kiến tạo này chỉ xảy ra cách thủy điện Bản Vẽ gần 50 km. Thủy điện này có qui mô lớn nhất khu vực phía Bắc miền Trung, dung tích hồ chứa 1,8 tỷ mét khối nước, chiều cao đập khoảng 100 mét so với vùng hạ du”, GS Triều nói.

Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu động đất và lập kế hoạch tập huấn giúp người dân Nghệ An kĩ năng ứng phó với động đất trong thời gian tới.

Trí Tín



Nghệ An: Bổ nhiệm giám đốc Sở Y tế


Sáng ngày 26/9, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế Nghệ An.

Tới dự có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế.  Đ/c Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị y tế trong tỉnh.

 Tại buổi lễ Đ/c Hồ Đức Phớc đã công bố  quyết định bổ nhiệm bác sỹ Bùi Đình Long – Phó Giám đốc Sở Y tế giữ chức Giám đốc Sở Y tế Nghệ An  nhiệm kỳ 05 năm  kể từ ngày 01/10/2012. 

Kế Hùng



Nghệ An: Bổ nhiệm giám đốc Sở Y tế


Sáng ngày 26/9, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế Nghệ An.

Tới dự có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế.  Đ/c Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị y tế trong tỉnh.

 Tại buổi lễ Đ/c Hồ Đức Phớc đã công bố  quyết định bổ nhiệm bác sỹ Bùi Đình Long – Phó Giám đốc Sở Y tế giữ chức Giám đốc Sở Y tế Nghệ An  nhiệm kỳ 05 năm  kể từ ngày 01/10/2012. 

Kế Hùng



Nghệ An: Quà trung thu đến với trẻ em nghèo Đan Lai


Lần đầu tiên các em nhỏ ở bản Tân Sơn, xã biên giới Môn Sơn, Con Cuông (Nghệ An) có được một cái tết trung thu ấm áp và nhiều cảm xúc đến thế.

Tối 29/9 hàng trăm em nhỏ đồng bào Đan Lai xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) cùng với 35 tình nguyện viên câu lạc bộ Tình nguyện Tia sáng tưng bừng đón Trung thu… Hàng trăm phần quà bao gồm hơn 200 kg gạo, hàng trăm chiếc bánh Trung thu, sách vở, bút chì, quần áo đã làm cho tết trung thu nơi đây ấm áp hơn.

Xã Môn Sơn, nơi có phần đông bà con dân tộc Đan Lai sinh sống, điều kiện kinh tế rất khó khăn thì Trung thu là một cái gì đó xa vời đối với các em nhỏ nơi đây. Với mong muốn giảm bớt một phần thiệt thòi cho các em nhỏ nơi đây, Câu lạc bộ tình nguyện Tia sáng, phối hợp với Đồn Biên phòng Môn Sơn đã tổ chức chương trình "Trung thu biên cương" tại sân trường Tiểu học Môn Sơn 3. Hàng trăm bé tập trung về trường từ rất sớm, ai nấy xếp hàng ngồi ngay ngắn, tai cầm chiếc đền ông sao lấp lánh ánh nến. Đã lâu lắm rồi trẻ em Môn Sơn mới có một cái tết Trung thu vui vẻ và nhiều ý nghĩa đến thế; gương mặt nào cũng đầy háo hức vì đây là lần đầu tiên các em đón tết của mình mà có bánh, có đèn ông sao, được phá cổ cùng đón chị hằng…

Vượt gần 200 km đường rừng, 35 tình nguyện vên của câu lạc bộ Tình nguyện Tia sáng đên với các em nhỏ chur yếu là người dân tộc Đan Lai ở Môn Sơn, đường xa, nhiều bạn không quen nên hơi mêt, nhưng khi nhìn thấy những gương mặt đầy háo hức và ánh mắt sung sướng củau các em nhỏ nơi đây thì mọi mệt mỏi để tan biến.

Bạn Trịnh Thu Hường (chủ nhiệm câu lạc bộ) chia sẻ: Đây là lần đầu chúng em đến với bà con Đan Lai ở Môn Sơn, đi đường xa tuy có mệt một tý, nhưng khi tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của bà con thì mọi mệt bổng tan biến hết; nhất là chiều nay, hình ảnh các em nhỏ nơi đây cùng giúp sức với anh chị trong đoàn chuẩn bị sân khấu cho đêm phá cỗ, ánh mắt các em rạng ngời hạnh phúc, đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng em, ai cũng cảm thấy hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ bé cho mùa Trung thu nơi nơi vùng cao biên giới này .

Bạn Thu  Hường cho biết thêm: CLB Tia Sáng tập hợp các bạn sinh viên, những người đã ra trường đi làm và cả những học sinh THPT. "Mục đích của bọn em là muốn mang đến một ngày tết Trung thu đúng nghĩa đến thiếu nhi vùng cao. Các em sẽ có bánh, có đèn ông sao, được phá cỗ đón chị Hằng…".

Một số hình ảnh trong đêm “Trung thu biên cương” do Câu lạc bộ tình nguyện Tia sáng phối hợp với Đồn Biên phòng Môn Sơn tổ chức:

Công Đặng



Nghệ An: Quà trung thu đến với trẻ em nghèo Đan Lai


Lần đầu tiên các em nhỏ ở bản Tân Sơn, xã biên giới Môn Sơn, Con Cuông (Nghệ An) có được một cái tết trung thu ấm áp và nhiều cảm xúc đến thế.

Tối 29/9 hàng trăm em nhỏ đồng bào Đan Lai xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) cùng với 35 tình nguyện viên câu lạc bộ Tình nguyện Tia sáng tưng bừng đón Trung thu… Hàng trăm phần quà bao gồm hơn 200 kg gạo, hàng trăm chiếc bánh Trung thu, sách vở, bút chì, quần áo đã làm cho tết trung thu nơi đây ấm áp hơn.

Xã Môn Sơn, nơi có phần đông bà con dân tộc Đan Lai sinh sống, điều kiện kinh tế rất khó khăn thì Trung thu là một cái gì đó xa vời đối với các em nhỏ nơi đây. Với mong muốn giảm bớt một phần thiệt thòi cho các em nhỏ nơi đây, Câu lạc bộ tình nguyện Tia sáng, phối hợp với Đồn Biên phòng Môn Sơn đã tổ chức chương trình "Trung thu biên cương" tại sân trường Tiểu học Môn Sơn 3. Hàng trăm bé tập trung về trường từ rất sớm, ai nấy xếp hàng ngồi ngay ngắn, tai cầm chiếc đền ông sao lấp lánh ánh nến. Đã lâu lắm rồi trẻ em Môn Sơn mới có một cái tết Trung thu vui vẻ và nhiều ý nghĩa đến thế; gương mặt nào cũng đầy háo hức vì đây là lần đầu tiên các em đón tết của mình mà có bánh, có đèn ông sao, được phá cổ cùng đón chị hằng…

Vượt gần 200 km đường rừng, 35 tình nguyện vên của câu lạc bộ Tình nguyện Tia sáng đên với các em nhỏ chur yếu là người dân tộc Đan Lai ở Môn Sơn, đường xa, nhiều bạn không quen nên hơi mêt, nhưng khi nhìn thấy những gương mặt đầy háo hức và ánh mắt sung sướng củau các em nhỏ nơi đây thì mọi mệt mỏi để tan biến.

Bạn Trịnh Thu Hường (chủ nhiệm câu lạc bộ) chia sẻ: Đây là lần đầu chúng em đến với bà con Đan Lai ở Môn Sơn, đi đường xa tuy có mệt một tý, nhưng khi tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của bà con thì mọi mệt bổng tan biến hết; nhất là chiều nay, hình ảnh các em nhỏ nơi đây cùng giúp sức với anh chị trong đoàn chuẩn bị sân khấu cho đêm phá cỗ, ánh mắt các em rạng ngời hạnh phúc, đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng em, ai cũng cảm thấy hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ bé cho mùa Trung thu nơi nơi vùng cao biên giới này .

Bạn Thu  Hường cho biết thêm: CLB Tia Sáng tập hợp các bạn sinh viên, những người đã ra trường đi làm và cả những học sinh THPT. "Mục đích của bọn em là muốn mang đến một ngày tết Trung thu đúng nghĩa đến thiếu nhi vùng cao. Các em sẽ có bánh, có đèn ông sao, được phá cỗ đón chị Hằng…".

Một số hình ảnh trong đêm “Trung thu biên cương” do Câu lạc bộ tình nguyện Tia sáng phối hợp với Đồn Biên phòng Môn Sơn tổ chức:

Công Đặng



'Nghệ An sẽ có nhiều động đất kiến tạo'


Người dân ở huyện Bắc Trà My và một số địa phương gần thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) chưa hết lo lắng động đất kích thích thì Nghệ An cũng xảy ra động đất.

Trao đổi với VnExpress, GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu nhận định, động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An vào đêm 29/9 là do động đất kiến tạo trên đới đứt gãy Sông Cả.

“Trong lịch sử, một số địa phương của tỉnh Nghệ An từng xảy ra nhiều trận động đất kiến tạo với cấp độ mạnh. Thời gian tới, khu vực này còn xảy ra động đất do đới đứt gãy đang hoạt động mạnh”, ông Triều nói,

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, lúc 22h46 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu là 17 km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trận động đất có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận. Trước đó, lúc 19h57 ngày 29/9, một trận động đất có độ lớn 3,3 độ ritcher, độ sâu chấn tiêu 17 km, chấn tâm cũng trên địa bàn huyện này. Ngoài ra cũng trong đêm 29/9, người dân ở huyện Qùy Hợp ghi nhận thêm hai trận động đất với cấp độ nhỏ.

Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.Bản đồ chấn tâm các trận động đất xảy ra ở huyện Quỳnh Hợp, tỉnh Nghệ An trong đêm 29/9. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu cung cấp.

GS Triều cho biết thêm, trận động đất xảy ra ở Nghệ An thời gian gần nhất là lúc 3h sáng ngày 20/10/2010 với 3,8 độ ritcher tại huyện Yên Thành. Trước đó, 21h25 ngày 7/1/2005, tại huyện Đô Lương xảy ra trận động đất cực mạnh với 4,8 độ ritcher. Trong lịch sử trên địa bàn tỉnh Nghệ An từng xảy ra rất nhiều trận động đất, trong đó trận lớn nhất ghi nhận được lên đến 6 độ ritcher vào năm 1821 gây xiêu vẹo, sụp đổ nhiều nhà dân, hư hỏng nặng công trình dân sinh.

“Điều đáng lo là tâm chấn những trận động đất kiến tạo này chỉ xảy ra cách thủy điện Bản Vẽ gần 50 km. Thủy điện này có qui mô lớn nhất khu vực phía Bắc miền Trung, dung tích hồ chứa 1,8 tỷ mét khối nước, chiều cao đập khoảng 100 mét so với vùng hạ du”, GS Triều nói.

Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu động đất và lập kế hoạch tập huấn giúp người dân Nghệ An kĩ năng ứng phó với động đất trong thời gian tới.

Trí Tín



Động đất liên tiếp ở Nghệ An


2008 © Bản quyền thuộc về Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
Giấy phép số: 79/GP-TTĐT ngày 20/4/2011 của Cục Quản lý PTTH TTĐT, Bộ TTTT
Điện thoại: 042.2120681 | Fax: 043.8463556
Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 043.8463567 – Fax: 043.8463556
Đường dây nóng: Hà Nội: 043.8235807 máy lẻ 24 – 0904852222
Đường dây nóng: TP HCM: 082.2405776 – 0125.043.777
Toà soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội – Email: toasoan@giadinh.net.vn
® Ghi rõ nguồn “Giadinh.net.vn” khi bạn phát hành lại thông tin từ website này



Nghệ An: Một đêm xảy ra 2 trận động đất


Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:

1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.

Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.

Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.



Tuổi trẻ quê hương Bác Hồ xung kích vì cộng đồng


Hướng về miền Tây  nghèo khó

Từ năm 2007, Tỉnh đoàn Nghệ An đã phát động trong tuổi trẻ toàn tỉnh chương trình hành động mang tên: Hướng về miền Tây Nghệ An. Chương trình đã tạo nên nét riêng có của phong trào thanh niên Nghệ An, ghi dấu ấn sâu sắc về tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng miền Tây xứ Nghệ. Trên cơ sở định hướng cụ thể của chương trình, hằng năm vào dịp tháng thanh niên, hè tình nguyện, các cấp bộ Ðoàn trong toàn tỉnh đã tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy, các tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phổ cập tin học nối mạng tri thức, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh, thiếu niên miền núi, tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đời sống văn hóa mới, tổ chức các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, khám, phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, hỗ trợ thanh niên miền núi phát triển kinh tế.

Ðến nay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đã đưa gần 8.000 lượt trí thức trẻ tình nguyện, thành lập 702 đội thanh niên tình nguyện chuyên sâu hỗ trợ, phát triển vùng nông thôn miền núi với nhiều việc làm ý nghĩa như: kéo điện giúp dân, chuyển giao kỹ thuật nông, lâm nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu tạm, sửa chữa máy nông cụ… Tổ chức 240 đoàn y, bác sĩ trẻ thực hiện khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho gần 34 nghìn lượt người; tặng  hơn 24.735 đầu sách, vở, 35.123 khăn quàng đỏ cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn… Với tình cảm, tấm lòng sẻ chia, tuổi trẻ toàn tỉnh đã ủng hộ, quyên góp xây dựng và bàn giao chín nhà bán trú trị giá 1,5 tỷ đồng để 1.000 học sinh giảm bớt nỗi nhọc nhằn trên hành trình đi tìm con chữ, thực hiện ước mơ của mình.

Bên cạnh triển khai các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với thanh niên miền núi phát triển kinh tế được quan tâm, chú trọng. Các cấp bộ Ðoàn tích cực hỗ trợ thanh niên vay vốn lập nghiệp, làm giàu bằng nguồn vốn Ngân hàng Chính sách, Quỹ thanh niên lập nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tư vấn, đào tạo nghề; đảm nhận  dự án thanh niên phát triển kinh tế: Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, trồng rừng nguyên liệu… Mô hình Tổng đội TNXP – XDKT, làng thanh niên lập nghiệp không ngừng được đổi mới và mở rộng, góp phần tạo việc làm ổn định cho thanh niên, phát huy thế mạnh tài nguyên của miền núi. Với tám tổng đội TNXP – XDKT đã tạo việc làm cho hơn 2.200 hộ gia đình thanh niên miền núi, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 50 đến 70 triệu đồng/năm.

Tuổi trẻ Nghệ An đến với miền Tây bằng tất cả tình cảm và lòng nhiệt huyết của mình, đến với thiếu nhi miền núi bằng những con chữ, những gian nhà bán trú được xây dựng kiên cố được xây mới đủ sức che mưa, nắng cho các em; đến với đồng bào bằng những con đường liên thôn, liên bản được đào đắp mới, những chiếc áo xanh ướt đẫm mồ hôi thấp thoáng trên nương rẫy cùng bà con.

Chung sức với cộng đồng

Bên cạnh những chương trình tình nguyện chuyên sâu, “dài hơi”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đồng loạt triển khai những hoạt động Vì thanh niên miền núi khác nhau. Ðến hết tháng 8 vừa qua, Tỉnh đoàn đã triển khai chương trình Phổ cập nối mạng tri thức cho thanh niên tại hai huyện nghèo Kỳ  Sơn, Tương Dương, với 200 đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số tham gia. Thông qua chương trình, các học viên sẽ được nghiên cứu, tiếp thu các nội dung liên quan đến các kiến thức cơ bản về máy tính,   góp phần tuyên truyền nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho thanh thiếu niên, ứng dụng có hiệu quả các tiện ích của CNTT trong học tập, lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống, đồng thời đổi mới nội dung hình thức hoạt động của tổ chức đoàn – hội; tăng cường và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.

Trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2012, tại cụm thi Vinh có số lượng thí sinh và số địa điểm thi nhiều hơn so với các năm trước, thí sinh đến từ nhiều tỉnh trong cả nước. Trong ba đợt thi đại học, cao đẳng, toàn tỉnh đã triển khai được 110 đội TNTN tiếp sức trực tại các nhà ga, bến tàu, chốt giao thông, tại các điểm thi trong toàn cụm, đã thực hiện khảo sát lập danh sách 24.760 chỗ ở, trong đó có 5.750 chỗ ở miễn phí; tư vấn được 67.598 lượt thí sinh và người nhà, trong đó giới thiệu 18.707 chỗ ở giá rẻ, 5.012 chỗ ở miễn phí. Các thanh niên tình nguyện đã thực hiện 10.046 chuyến xe miễn phí; tham gia giữ 7.884 lượt xe máy, xe đạp miễn phí cho thí sinh và người nhà… Bên cạnh đó, các hoạt động tư vấn trực tuyến qua điện thoại và online trên Website:Tinhdoannghean.vn, các thông tin về chỗ ở, địa chỉ ăn giá rẻ, thông tin các đội TSMT, danh sách Ban chỉ đạo chương trình… liên tục được cập nhật lên mục “Tiếp sức mùa thi” trên Website. Ðồng thời, Ban chỉ đạo đã phát trực tiếp 1.000 tờ rơi về thông tin mùa thi đến thí sinh và người nhà. Phối hợp tốt với Công ty thông tin di động Mobifone Chi nhánh Nghệ An cung cấp ô, băng-rôn, in tờ rơi phục vụ Chương trình.

Tháng 7 vừa qua là tháng cao điểm diễn ra các hoạt động tình nguyện, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Ðoàn trong toàn tỉnh tập trung tổ chức 43 đội thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới với sự tham gia của 566 thanh niên tình nguyện, đặc biệt tập trung vào các xã nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn; Ðảm nhận xây dựng, tu sửa 41km đường giao thông nông thôn, nạo vét 23 km hệ thống kênh mương nội đồng, sửa 76 nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi; Tổ chức đảm nhận xây dựng 53 mô hình thanh niên bảo đảm  trật tự an toàn giao thông, bảo đảm 40 bến đò ngang an toàn, 364 đoạn đường thanh niên tự quản, 82 cổng trường xanh – sạch – đẹp và an toàn giao thông.



Tuổi trẻ quê hương Bác Hồ xung kích vì cộng đồng


Hướng về miền Tây  nghèo khó

Từ năm 2007, Tỉnh đoàn Nghệ An đã phát động trong tuổi trẻ toàn tỉnh chương trình hành động mang tên: Hướng về miền Tây Nghệ An. Chương trình đã tạo nên nét riêng có của phong trào thanh niên Nghệ An, ghi dấu ấn sâu sắc về tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng miền Tây xứ Nghệ. Trên cơ sở định hướng cụ thể của chương trình, hằng năm vào dịp tháng thanh niên, hè tình nguyện, các cấp bộ Ðoàn trong toàn tỉnh đã tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy, các tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phổ cập tin học nối mạng tri thức, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh, thiếu niên miền núi, tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đời sống văn hóa mới, tổ chức các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, khám, phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, hỗ trợ thanh niên miền núi phát triển kinh tế.

Ðến nay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đã đưa gần 8.000 lượt trí thức trẻ tình nguyện, thành lập 702 đội thanh niên tình nguyện chuyên sâu hỗ trợ, phát triển vùng nông thôn miền núi với nhiều việc làm ý nghĩa như: kéo điện giúp dân, chuyển giao kỹ thuật nông, lâm nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu tạm, sửa chữa máy nông cụ… Tổ chức 240 đoàn y, bác sĩ trẻ thực hiện khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho gần 34 nghìn lượt người; tặng  hơn 24.735 đầu sách, vở, 35.123 khăn quàng đỏ cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn… Với tình cảm, tấm lòng sẻ chia, tuổi trẻ toàn tỉnh đã ủng hộ, quyên góp xây dựng và bàn giao chín nhà bán trú trị giá 1,5 tỷ đồng để 1.000 học sinh giảm bớt nỗi nhọc nhằn trên hành trình đi tìm con chữ, thực hiện ước mơ của mình.

Bên cạnh triển khai các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với thanh niên miền núi phát triển kinh tế được quan tâm, chú trọng. Các cấp bộ Ðoàn tích cực hỗ trợ thanh niên vay vốn lập nghiệp, làm giàu bằng nguồn vốn Ngân hàng Chính sách, Quỹ thanh niên lập nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tư vấn, đào tạo nghề; đảm nhận  dự án thanh niên phát triển kinh tế: Nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, trồng rừng nguyên liệu… Mô hình Tổng đội TNXP – XDKT, làng thanh niên lập nghiệp không ngừng được đổi mới và mở rộng, góp phần tạo việc làm ổn định cho thanh niên, phát huy thế mạnh tài nguyên của miền núi. Với tám tổng đội TNXP – XDKT đã tạo việc làm cho hơn 2.200 hộ gia đình thanh niên miền núi, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 50 đến 70 triệu đồng/năm.

Tuổi trẻ Nghệ An đến với miền Tây bằng tất cả tình cảm và lòng nhiệt huyết của mình, đến với thiếu nhi miền núi bằng những con chữ, những gian nhà bán trú được xây dựng kiên cố được xây mới đủ sức che mưa, nắng cho các em; đến với đồng bào bằng những con đường liên thôn, liên bản được đào đắp mới, những chiếc áo xanh ướt đẫm mồ hôi thấp thoáng trên nương rẫy cùng bà con.

Chung sức với cộng đồng

Bên cạnh những chương trình tình nguyện chuyên sâu, “dài hơi”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An đồng loạt triển khai những hoạt động Vì thanh niên miền núi khác nhau. Ðến hết tháng 8 vừa qua, Tỉnh đoàn đã triển khai chương trình Phổ cập nối mạng tri thức cho thanh niên tại hai huyện nghèo Kỳ  Sơn, Tương Dương, với 200 đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số tham gia. Thông qua chương trình, các học viên sẽ được nghiên cứu, tiếp thu các nội dung liên quan đến các kiến thức cơ bản về máy tính,   góp phần tuyên truyền nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho thanh thiếu niên, ứng dụng có hiệu quả các tiện ích của CNTT trong học tập, lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống, đồng thời đổi mới nội dung hình thức hoạt động của tổ chức đoàn – hội; tăng cường và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.

Trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2012, tại cụm thi Vinh có số lượng thí sinh và số địa điểm thi nhiều hơn so với các năm trước, thí sinh đến từ nhiều tỉnh trong cả nước. Trong ba đợt thi đại học, cao đẳng, toàn tỉnh đã triển khai được 110 đội TNTN tiếp sức trực tại các nhà ga, bến tàu, chốt giao thông, tại các điểm thi trong toàn cụm, đã thực hiện khảo sát lập danh sách 24.760 chỗ ở, trong đó có 5.750 chỗ ở miễn phí; tư vấn được 67.598 lượt thí sinh và người nhà, trong đó giới thiệu 18.707 chỗ ở giá rẻ, 5.012 chỗ ở miễn phí. Các thanh niên tình nguyện đã thực hiện 10.046 chuyến xe miễn phí; tham gia giữ 7.884 lượt xe máy, xe đạp miễn phí cho thí sinh và người nhà… Bên cạnh đó, các hoạt động tư vấn trực tuyến qua điện thoại và online trên Website:Tinhdoannghean.vn, các thông tin về chỗ ở, địa chỉ ăn giá rẻ, thông tin các đội TSMT, danh sách Ban chỉ đạo chương trình… liên tục được cập nhật lên mục “Tiếp sức mùa thi” trên Website. Ðồng thời, Ban chỉ đạo đã phát trực tiếp 1.000 tờ rơi về thông tin mùa thi đến thí sinh và người nhà. Phối hợp tốt với Công ty thông tin di động Mobifone Chi nhánh Nghệ An cung cấp ô, băng-rôn, in tờ rơi phục vụ Chương trình.

Tháng 7 vừa qua là tháng cao điểm diễn ra các hoạt động tình nguyện, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Ðoàn trong toàn tỉnh tập trung tổ chức 43 đội thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới với sự tham gia của 566 thanh niên tình nguyện, đặc biệt tập trung vào các xã nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn; Ðảm nhận xây dựng, tu sửa 41km đường giao thông nông thôn, nạo vét 23 km hệ thống kênh mương nội đồng, sửa 76 nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi; Tổ chức đảm nhận xây dựng 53 mô hình thanh niên bảo đảm  trật tự an toàn giao thông, bảo đảm 40 bến đò ngang an toàn, 364 đoạn đường thanh niên tự quản, 82 cổng trường xanh – sạch – đẹp và an toàn giao thông.



Vụ “xông vào nhà nổ súng ở Nghệ An”: 5 đối tượng đầu thú


Lao ôtô vào nhà, nổ súng đòi nợ

Đó là các đối tượng: Lê Xuân Dần (SN 1986), Lê Xuân Giáp (SN 1984, anh trai Dần, đều trú tại khối 2, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Trần Phương Anh (SN 1982, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An), Cao Đình Hiệu (SN 1989, trú tại khối 11, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh) và Nguyễn Thành Trung (SN 1985, trú tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Trước đó, vào khoảng 19h15 ngày 26.9, tại nhà ông Quách Đào Kiểm  (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) xảy ra cuộc va chạm nhau và có tiếng súng phát ra. Sau khi cảnh sát 113 Nghệ An nhận được tin báo từ người dân, lực lượng cảnh sát đã triển khai đến hiện trường truy bắt.

Tuy nhiên, khi đến nơi thì một trong hai xe ôtô đến nhà ông Kiểm đã chạy thoát. Còn chiếc xe ôtô BKS 38N – 3879 bị lực lượng cảnh sát 113 truy đuổi gắt gao. Hai đối tượng bị bắt ngay sau đó là Bùi Bá Việt (SN 1985) và Phan Văn Giang (SN 1989, đều trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Kiểm tra trên xe ôtô BKS 38N – 3879, phát hiện 28 viên đạn K59.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng thì nguyên nhân của vụ nổ súng trên là do chị Th – con gái ông Kiểm – có hứa xin việc cho Phan Văn Dần và đã nhận 200 triệu đồng để lo xin việc. Tuy nhiên chờ mãi không có việc, Dần đòi lại tiền nhưng Th không trả, nên các đối tượng trên đã đến để uy hiếp.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.



Vụ “xông vào nhà nổ súng ở Nghệ An”: 5 đối tượng đầu thú


Lao ôtô vào nhà, nổ súng đòi nợ

Đó là các đối tượng: Lê Xuân Dần (SN 1986), Lê Xuân Giáp (SN 1984, anh trai Dần, đều trú tại khối 2, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Trần Phương Anh (SN 1982, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An), Cao Đình Hiệu (SN 1989, trú tại khối 11, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh) và Nguyễn Thành Trung (SN 1985, trú tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Trước đó, vào khoảng 19h15 ngày 26.9, tại nhà ông Quách Đào Kiểm  (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) xảy ra cuộc va chạm nhau và có tiếng súng phát ra. Sau khi cảnh sát 113 Nghệ An nhận được tin báo từ người dân, lực lượng cảnh sát đã triển khai đến hiện trường truy bắt.

Tuy nhiên, khi đến nơi thì một trong hai xe ôtô đến nhà ông Kiểm đã chạy thoát. Còn chiếc xe ôtô BKS 38N – 3879 bị lực lượng cảnh sát 113 truy đuổi gắt gao. Hai đối tượng bị bắt ngay sau đó là Bùi Bá Việt (SN 1985) và Phan Văn Giang (SN 1989, đều trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Kiểm tra trên xe ôtô BKS 38N – 3879, phát hiện 28 viên đạn K59.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng thì nguyên nhân của vụ nổ súng trên là do chị Th – con gái ông Kiểm – có hứa xin việc cho Phan Văn Dần và đã nhận 200 triệu đồng để lo xin việc. Tuy nhiên chờ mãi không có việc, Dần đòi lại tiền nhưng Th không trả, nên các đối tượng trên đã đến để uy hiếp.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.



4 dư chấn động đất tại Nghệ An có cường độ 3,2 độ Richter


4 dư chấn động đất tại Nghệ An có cường độ 3,2 độ RichterBản đồ chấn tâm trận động đất mạnh 3,32độ Richter tại Quỳ Hợp (Ảnh: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần).

Ngày 30/9, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 15 giờ 46 phút (giờ GMT) tức 22 giờ 46 phút (giờ Hà Nội) ngày 29/9/2012, một trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (19,36 độ vĩ Bắc, 105,15 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu là 17km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Trước đó không lâu vào hồi 12 giờ 57 phút (giờ GMT) tức 19 giờ 57 phút (giờ Hà Nội) ngày 29/9/2012, một trận động đất có độ lớn 3.3 độ Richter tiếp tục xảy ra tại vị trí có tọa độ (19,411 độ vĩ Bắc, 105,07 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu là 17km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Theo đánh giá động đất có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Nguyễn Duy



Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An


Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An

* Cùng lúc xuất hiện áp thấp nhiệt đới và triều cường

TTO – Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết hai trận động đất có độ lớn 3,3 và 3,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vào đêm 29-9.

Cụ thể, trận thứ nhất xảy ra vào hồi 19g57 ngày 29-9 có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 17km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trận động đất này được đánh giá có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Tiếp đó, vào hồi 22g46 ngày 29-9 lại xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter tại vị trí khá gần với trận động đất 3,3 độ Richter trước đó và có độ sâu chấn tiêu là 17km. Chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi động đất ở khu vực Quỳ Hợp.

Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ngày 30-9, áp thấp nhiệt đới hoạt động cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa khoảng 400km về phía đông.

Đường đi và vị trí cơn bão – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (từ 50-61km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành bão số 7.

Ngày mai (1-10), có khả năng bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9-10, sau đó có thể đổi hướng di chuyển từ bắc đông bắc theo hướng tây, ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào kèm dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Trong khi đó theo bản tin dự báo mới nhất của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, vùng hạ lưu sông Sài Gòn đang xuất hiện đợt triều cường lớn, đỉnh triều có khả năng vượt mức báo động 3.

Cụ thể, theo dự báo khoảng 16g30 chiều nay (30-9), đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ đạt 1,4m (mức báo động 2).

Ngày mai (1-10), đỉnh triều sẽ lên 1,52m (mức báo động 3 là 1,5m) vào khoảng 5g và 1,45m lúc 17g. 

Đến ngày 2-10, đỉnh triều sẽ đạt 1,54m vào lúc 5g30 và 1,48m lúc 17g30. Sau đó đỉnh triều sẽ hạ còn 1,52m, 1,49m trong ngày tiếp theo.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa trên diện rộng tại Nam bộ xuất hiện cùng thời điểm triều cường cao nên có khả năng kết hợp gây ngập nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt các vùng trũng, thấp như quận 2, 6, 8, gây sạt lở, bể bờ bao ở các quận huyện Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh…

TUẤN PHÙNG – QUANG KHẢI



Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An


Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An

* Cùng lúc xuất hiện áp thấp nhiệt đới và triều cường

TTO – Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết hai trận động đất có độ lớn 3,3 và 3,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vào đêm 29-9.

Cụ thể, trận thứ nhất xảy ra vào hồi 19g57 ngày 29-9 có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 17km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trận động đất này được đánh giá có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Tiếp đó, vào hồi 22g46 ngày 29-9 lại xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter tại vị trí khá gần với trận động đất 3,3 độ Richter trước đó và có độ sâu chấn tiêu là 17km. Chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi động đất ở khu vực Quỳ Hợp.

Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ngày 30-9, áp thấp nhiệt đới hoạt động cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa khoảng 400km về phía đông.

Đường đi và vị trí cơn bão – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (từ 50-61km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành bão số 7.

Ngày mai (1-10), có khả năng bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9-10, sau đó có thể đổi hướng di chuyển từ bắc đông bắc theo hướng tây, ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào kèm dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Trong khi đó theo bản tin dự báo mới nhất của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, vùng hạ lưu sông Sài Gòn đang xuất hiện đợt triều cường lớn, đỉnh triều có khả năng vượt mức báo động 3.

Cụ thể, theo dự báo khoảng 16g30 chiều nay (30-9), đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ đạt 1,4m (mức báo động 2).

Ngày mai (1-10), đỉnh triều sẽ lên 1,52m (mức báo động 3 là 1,5m) vào khoảng 5g và 1,45m lúc 17g. 

Đến ngày 2-10, đỉnh triều sẽ đạt 1,54m vào lúc 5g30 và 1,48m lúc 17g30. Sau đó đỉnh triều sẽ hạ còn 1,52m, 1,49m trong ngày tiếp theo.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa trên diện rộng tại Nam bộ xuất hiện cùng thời điểm triều cường cao nên có khả năng kết hợp gây ngập nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt các vùng trũng, thấp như quận 2, 6, 8, gây sạt lở, bể bờ bao ở các quận huyện Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh…

TUẤN PHÙNG – QUANG KHẢI



Động đất liên tiếp tại Nghệ An


(TNO) Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần chiều nay 30.9 cho biết, tối qua 29.9, trên địa bàn H.Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra 2 trận động đất mạnh trên 3 độ Richter.

Sống trong vùng động đất
Lắp hệ thống quan trắc động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
Dân lại chạy động đất trong đêm
Di dân nếu động đất không giảm cường độ
Nhiều nhà và công trình bị nứt do động đất

Theo đó, lúc 19 giờ 57 phút, một trận động đất mạnh 3,3 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 19,411 độ vĩ bắc, 105,07 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu là 17 km.

Chấn tâm động đất nằm trên địa phận H.Quỳ Hợp.


Bản đồ chấn tâm trận động đất mạnh 3,3 độ Richter – Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần

Động đất gây nên rung động cấp 4 (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Tiếp đó, lúc 22 giờ 46 phút, một trận động đất mạnh 3,2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 19,36 độ vĩ bắc, 105,15 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu là 17 km. Chấn tâm động đất cũng nằm trên địa phận H.Quỳ Hợp.

Trận động đất này cũng gây nên rung động cấp 4 (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Quang Duẩn



Động đất liên tiếp tại Nghệ An


(TNO) Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần chiều nay 30.9 cho biết, tối qua 29.9, trên địa bàn H.Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra 2 trận động đất mạnh trên 3 độ Richter.

Sống trong vùng động đất
Lắp hệ thống quan trắc động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
Dân lại chạy động đất trong đêm
Di dân nếu động đất không giảm cường độ
Nhiều nhà và công trình bị nứt do động đất

Theo đó, lúc 19 giờ 57 phút, một trận động đất mạnh 3,3 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 19,411 độ vĩ bắc, 105,07 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu là 17 km.

Chấn tâm động đất nằm trên địa phận H.Quỳ Hợp.


Bản đồ chấn tâm trận động đất mạnh 3,3 độ Richter – Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần

Động đất gây nên rung động cấp 4 (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Tiếp đó, lúc 22 giờ 46 phút, một trận động đất mạnh 3,2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 19,36 độ vĩ bắc, 105,15 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu là 17 km. Chấn tâm động đất cũng nằm trên địa phận H.Quỳ Hợp.

Trận động đất này cũng gây nên rung động cấp 4 (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Quang Duẩn



Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An


Hai trận động đất trong đêm tại Nghệ An

* Cùng lúc xuất hiện áp thấp nhiệt đới và triều cường

TTO – Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết hai trận động đất có độ lớn 3,3 và 3,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vào đêm 29-9.

Cụ thể, trận thứ nhất xảy ra vào hồi 19g57 ngày 29-9 có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 17km, chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trận động đất này được đánh giá có thể gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Quỳ Hợp và lân cận.

Tiếp đó, vào hồi 22g46 ngày 29-9 lại xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter tại vị trí khá gần với trận động đất 3,3 độ Richter trước đó và có độ sâu chấn tiêu là 17km. Chấn tâm động đất ở địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi động đất ở khu vực Quỳ Hợp.

Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ngày 30-9, áp thấp nhiệt đới hoạt động cách bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa khoảng 400km về phía đông.

Đường đi và vị trí cơn bão – Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (từ 50-61km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành bão số 7.

Ngày mai (1-10), có khả năng bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9-10, sau đó có thể đổi hướng di chuyển từ bắc đông bắc theo hướng tây, ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào kèm dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Trong khi đó theo bản tin dự báo mới nhất của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, vùng hạ lưu sông Sài Gòn đang xuất hiện đợt triều cường lớn, đỉnh triều có khả năng vượt mức báo động 3.

Cụ thể, theo dự báo khoảng 16g30 chiều nay (30-9), đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ đạt 1,4m (mức báo động 2).

Ngày mai (1-10), đỉnh triều sẽ lên 1,52m (mức báo động 3 là 1,5m) vào khoảng 5g và 1,45m lúc 17g.

Đến ngày 2-10, đỉnh triều sẽ đạt 1,54m vào lúc 5g30 và 1,48m lúc 17g30. Sau đó đỉnh triều sẽ hạ còn 1,52m, 1,49m trong ngày tiếp theo.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa trên diện rộng tại Nam bộ xuất hiện cùng thời điểm triều cường cao nên có khả năng kết hợp gây ngập nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt các vùng trũng, thấp như quận 2, 6, 8, gây sạt lở, bể bờ bao ở các quận huyện Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh…

TUẤN PHÙNG – QUANG KHẢI



Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Hôm nay (30/9), thời tiết trên cả nước có sự đồng nhất


Tết Trung thu đã ngập tràn khắp nơi, các em nhỏ đang háo hức một đêm rằm thật sáng. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay (30/9), thời tiết trên cả nước có sự đồng nhất. Từ Thanh Hóa trở vào đến Nghệ An, gió đông bắc khô thổi xuống xua tan mây, đêm nay lượng mây chỉ chiếm 2/10 bầu trời, vì vậy ánh trăng rất tròn và sáng tỏ, nhiệt độ khá mát mẻ từ 22 – 25 độ C. Các em sẽ thỏa sức cho các hoạt động ngoài trời phá cỗ trông trăng.

Từ Quảng Bình đến Huế tối nay, sẽ có mưa nhỏ ngắt quãng, vì vậy đôi lúc vẫn thấy trăng mờ. Nơi khó quan sát trăng nhất là Đà Nẵng trở vào đến Bình thuận và khu vực Tây Nguyên, bởi gió đông bắc vẫn đang dồn xuống tương tác với dải hội tụ nhiệt đới và kết hợp với gió tây nam ở phía Nam duy trì mưa trên diện rộng.

Nam bộ tối nay cũng có mưa nhưng sẽ ngớt nhanh, sau 19h các em nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể trông thấy trăng mờ. Hôm nay chiều cường tại Phú An trên sông Sài Gòn sẽ đạt 1m 45 vào lúc 17h, các vùng trũng thấp tại vùng này vẫn có thể ngập úng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định trên biển, hồi 1h ngày 30/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới hầu như ít di chuyển. Đến 1h ngày 1/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 260 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Dự báo chi tiết cho các vùng ngày và đêm 30/9 như sau: Phía Tây Bắc bộ không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 28 – 31 độ C. Phía Đông Bắc bộ và khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 – 24 độ, riêng vùng núi có nơi 17 – 19 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29 – 32 độ C.

Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế phía bắc có mưa vài nơi, phía nam có mưa, có nơi mưa vừa và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 28 – 31độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Phía bắc gió đông bắc, phía nam gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C.

Tây Nguyên có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 – 23 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 25 – 28 độ C. Nam bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 27 – 30 độ C./.



Vùng đất của những “bố già” ở Nghệ An


Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An được dân buôn ma túy ở Việt Nam xem là "thánh địa" vì nơi đây sản sinh ra những ông trùm cầm đầu hàng loạt đường dây buôn bán "cái chết trắng"

Những căn nhà vô chủ, những đứa trẻ thẫn thờ vì nhớ mẹ, những cụ già tiều tụy ngồi bó gối chờ con… là hình ảnh mà chúng tôi bắt gặp khi đến các xã Hưng Long, Hưng Lĩnh, Hưng Xá, Hưng Thịnh… của huyện Hưng Nguyên – Nghệ An.

"Thánh địa" của ma túy

Huyện Hưng Nguyên được dân buôn ma túy ở Việt Nam xem là "thánh địa" vì nơi đây sản sinh ra những ông trùm cầm đầu hàng loạt đường dây buôn bán "cái chết trắng".

Từ các xã nằm bên cạnh dòng sông Lam, thông qua mạng lưới của mình, các ông trùm phân phát ma túy khắp đất nước. Mang lại siêu lợi nhuận, ma túy có một ma lực khủng khiếp, biến người dân hiền lành trở thành những ông trùm khét tiếng, những tay chơi sành điệu, luôn cặp kè bên mình "hàng nóng", siêu xe…

Đứng đầu trong các ông trùm ở vùng đất này phải kể đến Nguyễn Văn Hải (Hải "luận"), kẻ cầm đầu đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, vận chuyển và tiêu thụ 2.354 bánh heroin. Hải "luận" sinh ra và lớn lên ở xóm 9A, xã Hưng Long trong một gia đình thuần nông, quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng. Thế nhưng, ma túy đã khiến Hải "luận" mờ mắt, lao vào như một con thiêu thân dù biết phía trước là cái chết.

Bà Lê Thị Tùng khắc khoải chờ con cháu thụ án để trở về với gia đình 
Nổi tiếng không kém Hải "luận" là Phạm Văn Hạnh (Hạnh "cầm"), đội lốt ông chủ trang trại ở tỉnh Đồng Nai. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hạnh "cầm" cùng Hải "luận" đã tiêu thụ gần 1 tấn heroin. Với tội ác đã gây ra, 2 ông trùm phải "dựa cột" vào năm 2006.

Trong thế giới buôn bán ma túy ở Việt Nam, từ năm 2000 – 2007, không thể bỏ qua Trần Văn Hợi (Hợi "chim cú") ở xã Hưng Xá. Hợi "chim cú" là kẻ cầm đầu đường dây cung cấp 5.500 bánh heroin từ Lào vào Việt Nam, sau đó phân phối cho các ông trùm khác.

Cũng như Hải "luận", Hạnh "cầm", Hợi "chim cú" sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo và sớm xa vào con đường nghiện ngập vì không cưỡng lại được những cám dỗ của ma túy. Với bản chất ranh ma, liều lĩnh, chỉ trong một thời gian ngắn, Hợi "chim cú" đã nhanh chóng trở thành "ông trùm của các ông trùm" buôn bán ma túy từ Lào về Việt Nam.

Gieo gió ắt có ngày gặt bão, lần lượt các ông trùm ở vùng quê này đều phải dắt tay nhau vào trại giam, ra pháp trường. Sau Hải "luận", Hạnh "cầm", Hợi "chim cú", các ông trùm ma túy khác như Nguyễn Văn Toại, Hoàng Xuân Đường, Nguyễn Văn Cường… cũng đã phải đền tội.

Nỗi đau người ở lại

Men theo con đường làng quanh co, chúng tôi dừng chân ở một căn nhà lụp xụp ở xóm 9A, xã Hưng Long. Tiếp chúng tôi là một bà cụ mắt mờ, lưng còng. Bà là Nguyễn Thị Tựu (89 tuổi), mẹ của Nguyễn Xuân Bắc – thụ án 16 năm về tội "Buôn bán trái phép chất ma túy".

Hoản cảnh của bà Tựu thật đáng thương, chồng chết sớm, con trai ở tù, con dâu bỏ đi biệt xứ để lại cho bà 2 đứa cháu thơ dại. Tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng hằng ngày bà vẫn phải lam lũ làm việc để nuôi 2 cháu. Chia sẻ hoàn cảnh của bà, chính quyền và hàng xóm đã dựng cho bà một căn nhà nhỏ.

Căn nhà bỏ hoang của "trùm ma túy" Phạm Văn Đồng nơi triền đê 
"Buồn lắm, mỗi khi nhìn 2 đứa cháu côi cút, tôi không cầm được nước mắt. Chín năm nay, kể từ ngày thằng Bắc đi tù, không đêm nào bà cháu tôi ngủ yên" – bà Tựu nghẹn lời.

Rời nhà bà Tựu, men theo triền đê hun hút ở bãi bồi sông Lam, chúng tôi đến nhà bà Lê Thị Tùng (75 tuổi) ở xóm 9. Bà là mẹ chồng của Nguyễn Thị Dung, đang ngồi tù vì tội "Buôn bán trái phép chất ma túy".

Ngôi nhà nhỏ vắng ngắt, chỉ có bà Tùng cô đơn, côi cút. Không giấu được nỗi buồn, bà Tùng tâm sự: "Con dâu ngồi tù, con trai bỏ nhà đi, 2 đứa cháu cũng sa vào ma túy, trong đó 1 đứa chết, 1 đứa lãnh án. Tuổi già đáng lẽ phải được quây quần bên con cháu, càng nghĩ càng thấy tủi thân…" – bà Tùng ứa nước mắt.

Cha mẹ dính vào ma túy, con cái cũng không lối thoát. Khi Lưu Sinh Cừ cùng vợ ở xóm 16, xã Hưng Long, vào tù thì cả 3 đứa con trai cũng lao vào buôn bán ma túy và xộ khám. Tương tự, khi Nguyễn Thị Loan vào tù, chồng là Nguyễn Văn Toại phải ra pháp trường vì buôn bán trái phép chất ma túy thì mấy đứa con đều nghiện nặng.

Hải VũNgười lao động



Vùng đất của những “bố già” ở Nghệ An


Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:

1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.

Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.

Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.



Hội đồng hương Nghi Lộc ủng hộ hai bé xin được làm người bình ...


Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)



“Mẹ thương các con, nhưng trời cứ bắt tội mẹ”


Nuốt nước mắt vào trong, gửi đứa con út 12 tuổi cho anh em họ hàng nuôi, chị ra Hà Nội làm người giúp việc gửi tiền cho cô con gái lớn đang học đại học ở Tây Nguyên. Nhưng giờ đây, căn bệnh thoái hóa cột sống khiến chị phải về quê nhập viện để điều trị dài ngày, cô con gái đầu có nguy cơ nghỉ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí.

Ngày trước, gia cảnh nhà chị Thuyên tuy có khó khăn nhưng vợ chồng chị luôn thương yêu, dựa vào nhau với quyết tâm cho 3 cô con gái ăn học nên người. Hiểu được sự vất vả của bố mẹ, các con của anh, chị đều ngoan ngoãn, học giỏi. Cái tổ ấm nghèo khó nhưng luôn đầy ắp tiếng cười đó, trong chốc lát đã sụp đổ hoàn toàn vì sự ra đi đột ngột của chồng chị sau một vụ tai nạn. Nén nỗi đau, chị một mình làm mọi việc để có tiền thực hiện ước nguyện của chồng trước khi trút hơi thở cuối cùng là lo cho các con ăn học đến nơi, đến chốn.

Không có đất sản xuất, chị phải làm tất cả mọi việc người ta thuê mướn để có tiền cho các con ăn học. Nhưng số tiền đó cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày còn tiền học của các con gần như tháng nào chị cũng phải vay mượn. Đặc biệt, khi cô con gái đầu là Lê Thị Duyên, sinh năm 1992 đậu vào Đại học Tây Nguyên chị đã phải khóc: "Nếu không cho con đi học thì có tội nhưng con vào đại học thì biết tính sao đây?".

Rồi được sự giúp đỡ của anh em, bà con lối xóm, chị cũng gom được số tiền đủ cho con vào nhập học. Nhưng trời không buông tha chị, chỉ vài tuần sau khi con gái lớn vào giảng đường, chị lại đổ bệnh. Bác sĩ kết luận chị phải thay thủy tinh thể và tránh xa công việc có bụi bẩn nếu không muốn mù hẳn. Thế là chị chẳng dám nhận những công việc đồng áng mà người làng thuê.

Để cô con gái cả không bị đứt gánh giảng đường, chị phải nuốt nước mắt gửi cô con gái út mới tròn 11 tuổi cho người thân, khăn gói ra Hà Nội làm người giúp việc. Với số tiền công 2 triệu đồng, chị chia làm 2, làm 3, một phần gửi cho con gái lớn đang học đại học, phần thì gửi để lo cho 2 con ở quê, phần lo trả nợ. Còn em Lê Thị Duyên sau khi vào nhập học đã vội vàng xin phụ bàn cho một quán bún gần trường để cùng với số tiền ít ỏi mẹ gửi vào tự trang trải cho cuộc sống, học tập của mình.

Đáng thương hơn cả là cô con gái út Lê Hồng Thanh Anh, 12 tuổi, sinh ra chưa cảm nhận được nỗi đau mất bố, vừa tý tuổi đầu lại phải ở nhà một mình tự lo cho cuộc sống vì mẹ phải đi làm xa để có tiền cho 3 chị em ăn học. Thật đáng khâm phục, cô bé mới 12 tuổi đầu sống một mình, nhưng lại tự lập nhưng luôn dành được học lực khá và giỏi.

Thế nhưng ông trời như chưa buông tha cho người phụ nữ vốn nhiều bất hạnh này. Vừa qua, khi đang làm người giúp việc ở Hà Nội thấy chân đau không thể đi lại được, chị Thuyên đi khám và nhận được kết quả là mình bị thoái hóa xương cột sống, được bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị lâu dài.

Chị Võ Thị Thuyên đang điều trị theo dạng bệnh nhân bảo hiểm ở thành phố Vinh

Không có tiền, chị Thuyên phải bỏ việc ở Hà Nội để về quê xin vào Trung tâm chỉnh hình, phục hội chức năng Vinh (Nghệ An) để được điều trị theo bệnh nhân bảo hiểm. "Từ khi phải nghỉ việc ở Hà Nội về Vinh phải ở nhờ nhà người thân để điều trị bệnh, với gia đình tôi lúc này không có một khoản tiền nào chu cấp cho cháu Duyên nữa được rồi. Không biết nó có kham được không hay lại phải bỏ học giở chừng, rồi còn hai đứa nhỏ nữa các chú ơi, khổ lắm, giờ chẳng biết làm sao nữa", chị Thuyên nói đoạn đã khóc thương cho số phận đày ải của mình và con cái đang phải gánh chịu.

Chị Vương Thị Đức – kỹ thuật viên vật lý trị liệu người trực tiếp điều trị cho Thuyên cho biết: "Bệnh của chị Thuyên nếu được điều trị lâu dài sẽ giảm bớt nhưng phải tránh lao động nặng nhọc nếu không sẽ tái phát và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn".

Với căn bệnh của chị phải điều trị lâu dài như hiện nay, trong khi gia đình chẳng có một thứ gì đáng giá, của cải không, tài sản cũng chẳng có… liệu các con của chị có vượt qua được nỗi đau này không hay phải bỏ học dở chừng.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Chị Võ Thị Thuyên, xóm 1, xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An.

ĐT: 0989.452.659

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269



Kéo nhau đi giết người, 4 bố con lãnh án


Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM

Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương – Giấy phép xuất bản số 222/GP-BVHTT ngày 07-05-2001
của Bộ Văn hóa – Thông tin
Địa chỉ: 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 – 2011.

Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.

[Đầu trang]



Vụ “xông vào nhà nổ súng ở Nghệ An”: 5 đối tượng ra đầu thú


 Lao ôtô vào nhà, nổ súng đòi nợ

Đó là các đối tượng: Lê Xuân Dần (SN 1986), Lê Xuân Giáp (SN 1984, anh trai Dần, đều trú tại khối 2, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Trần Phương Anh (SN 1982, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An), Cao Đình Hiệu (SN 1989, trú tại khối 11, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh) và Nguyễn Thành Trung (SN 1985, trú tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Trước đó, vào khoảng 19h15 ngày 26.9, tại nhà ông Quách Đào Kiểm  (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) xảy ra cuộc va chạm nhau và có tiếng súng phát ra. Sau khi cảnh sát 113 Nghệ An nhận được tin báo từ người dân, lực lượng cảnh sát đã triển khai đến hiện trường truy bắt.

Tuy nhiên, khi đến nơi thì một trong hai xe ôtô đến nhà ông Kiểm đã chạy thoát. Còn chiếc xe ôtô BKS 38N – 3879 bị lực lượng cảnh sát 113 truy đuổi gắt gao. Hai đối tượng bị bắt ngay sau đó là Bùi Bá Việt (SN 1985) và Phan Văn Giang (SN 1989, đều trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Kiểm tra trên xe ôtô BKS 38N – 3879, phát hiện 28 viên đạn K59.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng thì nguyên nhân của vụ nổ súng trên là do chị Th – con gái ông Kiểm – có hứa xin việc cho Phan Văn Dần và đã nhận 200 triệu đồng để lo xin việc. Tuy nhiên chờ mãi không có việc, Dần đòi lại tiền nhưng Th không trả, nên các đối tượng trên đã đến để uy hiếp.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.



Vụ “xông vào nhà nổ súng ở Nghệ An”: 5 đối tượng ra đầu thú


 Lao ôtô vào nhà, nổ súng đòi nợ

Đó là các đối tượng: Lê Xuân Dần (SN 1986), Lê Xuân Giáp (SN 1984, anh trai Dần, đều trú tại khối 2, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Trần Phương Anh (SN 1982, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An), Cao Đình Hiệu (SN 1989, trú tại khối 11, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh) và Nguyễn Thành Trung (SN 1985, trú tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Trước đó, vào khoảng 19h15 ngày 26.9, tại nhà ông Quách Đào Kiểm  (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) xảy ra cuộc va chạm nhau và có tiếng súng phát ra. Sau khi cảnh sát 113 Nghệ An nhận được tin báo từ người dân, lực lượng cảnh sát đã triển khai đến hiện trường truy bắt.

Tuy nhiên, khi đến nơi thì một trong hai xe ôtô đến nhà ông Kiểm đã chạy thoát. Còn chiếc xe ôtô BKS 38N – 3879 bị lực lượng cảnh sát 113 truy đuổi gắt gao. Hai đối tượng bị bắt ngay sau đó là Bùi Bá Việt (SN 1985) và Phan Văn Giang (SN 1989, đều trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Kiểm tra trên xe ôtô BKS 38N – 3879, phát hiện 28 viên đạn K59.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng thì nguyên nhân của vụ nổ súng trên là do chị Th – con gái ông Kiểm – có hứa xin việc cho Phan Văn Dần và đã nhận 200 triệu đồng để lo xin việc. Tuy nhiên chờ mãi không có việc, Dần đòi lại tiền nhưng Th không trả, nên các đối tượng trên đã đến để uy hiếp.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.



Vui hội Trăng Rằm với trẻ em khuyết tật


Các em trong đội văn nghệ của Trung tâm khuyết tật chụp ảnh kỷ niệm đêm hội Trăng rằm.

Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An là nơi chăm sóc nuôi dưỡng và dạy nghề cho hơn 200 trẻ em, thanh thiếu niên là nạn nhân chất độc da cam, trẻ em tàn tật, khuyết tật lang thang cơ nhỡ. Nhiều năm qua, Trung tâm đã dạy nghề miễn phí và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm thanh thiếu niên khuyết tật. Nơi đây đã thực sự trở thành mái nhà của những người tàn tật, giúp họ tự tin hơn vững bước trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

Đại đức Thích Đình Tuệ trao quà cho các em.

Cũng trong đêm hội Trung thu, thầy Đình Tuệ đã tặng 150 phần quà trị giá 15 triệu đồng cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chăm ngoan học giỏi, biết vươn lên phấn đấu trong học tập và trao hơn 200 phần quà gồm bánh kẹo cho những trẻ em khuyết tật tại trung tâm.

Tại đêm trao quà, Đại đức Thích Đình Tuệ chia sẻ: "Với mong muốn các em có một đêm Trung thu thật vui vẻ, ấm áp, nhà chùa cùng các nhà hảo tâm đã gom góp những tấm lòng nho nhỏ của mình để tổ chức cho các em một đêm Trung thu ý nghĩa, ấm áp tình thương yêu. Nhà chùa mong muốn các em cố gắng chăm ngoan học giỏi và phấn đấu trong cuộc sống để làm được những điều có ích cho xã hội. Thầy yêu các em lắm! Qua đây thầy cũng xin cảm ơn và chúc những nhà mạnh thường quân luôn khỏe mạnh để đồng hành cùng nhà chùa ủng hộ cho những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn".

Ông Phan Bùi Hải – Giám đốc Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An gửi lời cảm ơn tới thầy cùng các phật tử chùa Phúc Thành và các nhà hảo tâm đã ủng hộ nhà trường: "Thay mặt các em, xin gửi lời cảm ơn tới thầy Đình Tuệ cùng các phật tử chùa Phúc Thành và các nhà hảo tâm đã tổ chức cho các em khuyết tật của trường một đêm Trung thu thật ấm áp. Các em xin hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học tập, để sau này ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội". 

Tại Hà Nội, tối ngày 28/9, Cục Phòng Chống HIV/AIDS, Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS Bộ Y tế và Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Lễ hội trăng rằm" đầy ý nghĩa cho các em tại Trung tâm giáo dục và Lao động số 2 ( xã Yên Bài, huyện Ba Vì), nơi đang nuôi dưỡng 62 trẻ bị bỏ rơi và nhiễm HIV, trong đó có những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

Các cháu thuộc Trung tâm giáo dục và Lao động số 2 cùng tham dự

Các em thích thú khi được Chị Hằng, Chú Cuội kể chuyện và cùng  múa, hát theo khi thưởng những tiết mục văn nghệ do chính các bạn mình ở Trung tâm biểu diễn. Cảm động nhất phải nói đến tiết mục "Gặp mẹ trong mơ", của bạn em nhỏ tại trung tâm…

Với chủ đề Đêm hội "Vầng trăng yêu thương", Ban tổ chức muốn mang đến sự yêu thương, ấm áp của những tấm lòng, của xã hội tới các bệnh nhi đang điều trị tại đây nhằm tiếp thêm sức mạnh cho các em vượt qua bệnh tật đặc biệt là đối với những bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo.

Háo hức với các trò chơi

Mỗi bệnh nhi được tặng một phần quà gồm bánh trung thu, đèn lồng, sữa và các loại bánh kẹo khác. Đối với 66 bệnh nhi bị bệnh hiểm nghèo còn được tặng thêm 500 ngàn đồng. Tổng giá trị quà cho đêm hội này là gần 60 triệu đồng.

Ban tổ chức tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi



Nghệ An quy hoạch phát triển mạng lưới chợ


Ảnh minh họa

Ngoài ra, tỉnh Nghệ An sẽ hình thành và phát triển mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, các đường phố chuyên doanh, mạng lưới chợ bán buôn, chợ bán lẻ, chợ biên giới, chợ cửa khẩu.

Đồng thời, tỉnh dự kiến xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ được xã hội hoá với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi.

Quy hoạch này của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển nhanh mạng lưới phân phối hàng hoá trên cả 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.

Những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã triển khai có hiệu quả một số cơ chế chính sách như khuyến khích phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, số chợ được hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo là 87 chợ với tổng vốn ngân sách hỗ trợ 91,1 tỷ đồng. Trong đó, chợ vùng nông thôn miền núi hỗ trợ từ 35 – 100%; chợ vùng nông thôn đồng bằng hỗ trợ 25%.

Chợ và Trung tâm thương mại đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 126.720 hộ. Tỉnh hiện có 26 siêu thị đã đi vào hoạt động.

Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển hạ tầng chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại. Đây được xem là những bước đi tiếp theo góp phần đưa hàng hoá, tiện ích đến tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại trong cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

Thanh Viết



Nghệ An quy hoạch phát triển mạng lưới chợ


Ảnh minh họa

Ngoài ra, tỉnh Nghệ An sẽ hình thành và phát triển mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, các đường phố chuyên doanh, mạng lưới chợ bán buôn, chợ bán lẻ, chợ biên giới, chợ cửa khẩu.

Đồng thời, tỉnh dự kiến xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ được xã hội hoá với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi.

Quy hoạch này của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển nhanh mạng lưới phân phối hàng hoá trên cả 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.

Những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã triển khai có hiệu quả một số cơ chế chính sách như khuyến khích phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, số chợ được hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo là 87 chợ với tổng vốn ngân sách hỗ trợ 91,1 tỷ đồng. Trong đó, chợ vùng nông thôn miền núi hỗ trợ từ 35 – 100%; chợ vùng nông thôn đồng bằng hỗ trợ 25%.

Chợ và Trung tâm thương mại đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 126.720 hộ. Tỉnh hiện có 26 siêu thị đã đi vào hoạt động.

Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển hạ tầng chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại. Đây được xem là những bước đi tiếp theo góp phần đưa hàng hoá, tiện ích đến tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại trong cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

Thanh Viết



Nhân sự cho tuyển Việt Nam: Dồi dào như Sông Lam Nghệ An



Chỉ có 3 trong số 8 cầu thủ có quê Nghệ An hiện vẫn còn thuộc biên chế của SLNA, nhưng với việc cầu thủ có xuất xứ Nghệ An chiếm đến 1/3 quân số trên ĐT ở đợt tập trung tới đây, đúng là nhân tài (bóng đá) xứ Nghệ chưa bao giờ cạn. Người Nghệ An lãng mạn thậm chí còn ví nguồn tài nguyên bóng đá xứ sở cuồn cuộn như dòng nước sông Lam.

Đội tuyển Việt Nam: Tại sao là Hồng Tiến?
Đội tuyển Việt Nam chỉ bổ sung 2 cầu thủ
VFF chính thức gia hạn hợp đồng với HLV Trần Vân Phát
Đội tuyển Việt Nam: Luyện "sói biển", "sói biển" luyện

Ngân hàng Bắc Á (vẫn được xem như bầu sữa của bóng đá xứ Nghệ) có thể thôi không tài trợ cho SLNA trong thời gian tới. Không vấn đề gì, bởi có bao nhiêu chơi bấy nhiêu, thậm chí nếu cần, xứ Nghệ sẽ nói không với ngoại binh. Cùng thời điểm, đội U21 SLNA đang chơi tưng bừng ở VCK U21 Báo Thanh Niên lần thứ 16 tại Ninh Thuận, càng cho người Nghệ thêm cơ sở để tin vào một tương lai không ảm đạm.

Đa

Từ khung gỗ, xứ Nghệ có Dương Hồng Sơn, người vẫn hiện diện như thủ thành số một của ĐT Việt Nam vắt qua 3, 4 triều đại HLV, kể từ VCK ASIAN Cup 2007. Cao hơn một chút, những Minh Đức, Đình Luật, Đình Đồng, Hồng Tiến và Văn Hoàn có thể cho HLV Phan Thanh Hùng rất nhiều sự lựa chọn ở hàng tứ vệ. Cùng với 2 cái tên đẳng cấp khác là Trọng Hoàng và Công Vinh trên tuyến đầu, nói hơi quá, chỉ cần "mượn" thêm 2, 3 "đối tác" nữa, HLV Phan Thanh Hùng có thể yên tâm với một ĐT Việt Nam thuần chất Nghệ nhưng vẫn đủ sức chinh chiến.

Năm 2000 có thể được xem là thời điểm đánh dấu cột mốc chuyển giao giữa 2 thế lực bóng đá ở miền Bắc là Thể Công (cũ) và SLNA, bắt đầu bằng việc SLNA soán ngôi vương của Thể Công ở các VCK U21 QG (trước khi có thêm 2 chức vô địch liên tiếp nữa các năm 2001 và 2002). Đội một SLNA vô địch V-League ngay trong năm đầu giải đấu này khoác áo chuyên nghiệp. Cũng trong năm đó, ĐT U16 Việt Nam với nòng cốt là cầu thủ xuất xứ Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) đã làm mưa làm gió tại VCK U16 châu Á, đến giờ vẫn nức tiếng…


Công Vinh luôn khẳng định được vị trí của mình ở ĐT Việt Nam từ năm 2004 đến nay. Ảnh: V.S.I

Các ĐTQG đã được hưởng lợi rất nhiều từ những tinh túy của lò SLNA và một trong những viện dẫn rất cụ thể là ngay lúc này, người Nghệ vẫn chiếm áp đảo số lượng các tuyển thủ QG (8/24 cầu thủ). Rõ ràng việc phát triển bóng đá với căn cơ đào tạo trẻ là vô cùng cần thiết và không bao giờ lạc hậu cả. Thế mới có chuyện, khi cả làng đang lo sốt vó về việc các ông bầu có thể rút ống thở (ngắt tài trợ, ngưng đầu tư vào bóng đá cấp CLB), SLNA vẫn ung dung tự tại.

Và tinh

Các vị trí hậu vệ biên của Đình Đồng và Âu Văn Hoàn có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh suất đá chính trên bình diện ĐT Việt Nam trong thời gian tới, nhưng với Minh Đức, Đình Luật (sản phẩm trưởng thành từ QK4, lò đào vẫn được (hay bị) xem là sân sau của SLNA) và Hồng Tiến, họ có thể đường hoàng so kè cao thấp với bất cứ ai. Công Vinh và Trọng Hoàng (những đối tác của nhau trong bàn thắng mở tỷ số trận giao hữu với Malaysia mới đây) có lẽ khỏi cần bàn. Trong khi đó chỉ cần Hồng Sơn khỏe mạnh nghiễm nhiên sẽ đeo găng bắt chính.

Dài dòng như thế để thấy rằng, sản phẩm các lò đào tạo bóng đá Nghệ An không chỉ đông về quân số và còn tinh về chất lượng. Những Minh Đức hay Công Vinh đáng được xem là tấm gương, để các thế hệ cầu thủ trẻ xứ Nghệ nối tiếp truyền thống. Chỉ có điều, không phải lúc nào và ở đâu, người Nghệ cũng cần thiết nghĩ thế. Bằng chứng là các đây không lâu, "biểu tượng" của SLNA, Nguyễn Huy Hoàng, đã sụp đổ sau những biểu hiện "say rượu lạ" ở Thanh Hóa. Đấy là một nốt lặng khó quên với bóng đá Nghệ An.

Đội tuyển Việt Nam: Tại sao là Hồng Tiến?
Đội tuyển Việt Nam chỉ bổ sung 2 cầu thủ
VFF chính thức gia hạn hợp đồng với HLV Trần Vân Phát
Đội tuyển Việt Nam: Luyện "sói biển", "sói biển" luyện



Những đứa con của 'Quê chung'


"Quê chung" đó là tên cầu truyền hình do Đài PTTH Nghệ An và Đài PTTH Quảng Trị phối hợp tổ chức tại hai điểm cầu H.Tân Kỳ (Nghệ An) và H.Vĩnh Linh (Quảng Trị) vào đêm 26.9 nhân kỷ niệm 45 năm "Chiến dịch K8-K10"- một chiến dịch mang đậm tính nhân văn của một thời oanh liệt.

Những năm 1966-1967, miền đât lửa Quảng Bình và Vĩnh Linh- tuyến đầu của miền Bắc XHCN, lũy thép giới tuyến nước nhà bị địch bắn phá ác liệt. Những làng quê tan hoang, điêu tàn nhưng những người con đất thép đã khoét núi, đào hầm để tiếp tục sống và chiến đấu. Song vẫn còn đó hàng vạn thiếu nhi, những mầm non của đặc khu phải sống rất khó khăn giữa hai làn đạn…Nhận lệnh của Đảng và Bác Hồ, quân và dân Quảng Bình-Vĩnh Linh đã thực hiện kế hoạch K8-K10, một cuộc trường chinh có một không hai.

Riêng Vĩnh Linh đã đưa hơn 4,6 vạn học sinh, người dân Vĩnh Linh và các huyện phía Nam đang sơ tán tại Vĩnh Linh ra các tỉnh phía Bắc nhằm giữ hạt giống của miền đất này, được nhân dân ở đây thương yêu đùm bọc cho đến ngày hòa bình mới trở lại quê hương.

 Quê chung
Cầu truyền hình "Chung quê" lấy điểm nhấn với sự xuất hiện của rất nhiều nhân chứng lịch sử, tái hiện quá khứ "K8-K10" thông qua câu chuyện của họ

Ngoài những miền quê Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nam Hà, Nam Ninh, Thái Bình…thì Tân Kỳ Nghệ An) cũng là nơi từng cưu mang đùm bọc những con em đất thép. Không phải ngẫu nhiên mà hai miền quê cách xa nhau gần 400 km nhưng luôn trọn tình, vẹn nghĩa, gắn kết nhau giữa khúc ruột miền Trung…

Giai điệu của những Bài ca Vĩnh Linh, Bên ven bờ Hiền Lương, Tân Kỳ quê của muôn quê, Ai vô xứ Nghệ…như dẫn dụ mọi người quay trở về quá khứ. Và sau 45 năm đằng đẳng, những đứa trẻ đất Vĩnh Linh xưa giờ đã trở thành những nhân chứng lịch sử. Những câu chuyện họ kể làm xúc động bao người và thật khó cho ai đó ngăn được dòng nước mắt…

Đó là anh Trần Văn Khỏe (xã Vĩnh Hiền, H.Vĩnh Linh), đứa trẻ duy nhất may mắn sống sót trên chuyến xe định mệnh làm 40 em bị trúng bom Mỹ khi ngang qua Quảng Bình. Trớ trêu đó là đêm Noel, khi ông già Noel đi tặng quà cho thiếu nhi trên toàn thế giới thì các em lại không được sống… "Lúc ấy tôi 8 tuổi, đã hiểu thế nào là sơ tán đâu, chỉ nghe nói đi thì sẽ được ra Hà Nội, được gặp Bác Hồ là sướng lắm rồi.

Hành trang của tôi chỉ là một túi đựng áo quần, ít gạo rang và một ống tre đựng nước…Nhưng xe dính bom, bạn bè tôi chết hết, tôi bị thương rất nặng và chẳng còn biết gì nữa"- anh Khỏe kể lại. Phóng sự của Đài PTTH Quảng Trị đã ghi lại những ngôi mộ thiếu nhi ở xã Vĩnh Hiền, 40 em người ta chỉ tìm được 11 em. Các em nằm lại ở một góc khuất trong rừng tràm, um tùm cỏ dại, những nắm đất nhỏ không mộ bia, tên tuổi…Nhưng người ta sẽ còn nhắc đến sự hy sinh của huyền thoại, AHLĐ Nguyễn Chí Thành, bởi nếu không có anh lái xe đánh lạc hướng máy bay Mỹ thì có thể đã có thêm 20 em học sinh K8 Vĩnh Linh nữa phải nằm xuống…

Đó là chị Nguyễn Ánh Dương (một đứa trẻ Vĩnh Linh khác), người đã nhớ như in rằng ngày đó chị được bà nội cho vào thúng, gánh ra miền Bắc sơ tán. Năm 1972 khi trở về quê hương, gia đình chị đã không còn ai hết (cha mẹ và một em trai), chỉ còn trơ mỗi cái móng nhà giữa bình địa. "Tôi chỉ ước rằng giá như ngày đó bà nội đủ khỏe để gánh thêm em trai tôi hoặc là tôi sẽ ở lại…"-chị Dương òa khóc.

Nhưng cầu truyền hình về cuộc sơ tán lịch sử ấy không chỉ có những câu chuyện đau thương mà vẫn còn đó những cuộc trùng phùng sau nhiều năm xa cách. Là cái ôm hôm thật chặt của ông Nguyễn Thiện Tố (hiện là Phó GĐ Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị) và ông Bùi Xuân Mong (xã Nghĩa Hoàn, H. Tân Kỳ), đôi bạn từng một thời chăn trâu cắt cỏ, giúp nhau học tập. Là sự xúc động không nói thành lời của anh Đỗ Hữu Thiện (một người con Vĩnh Linh, hiện đang sống ở TP.HCM) lặn lội cả ngàn km để tìm ra người mẹ dân tộc Thổ (H.Tân Kỳ) đã cho anh lớn lên bằng dòng sữa và lời ru của bà.

Nói như ông Chu Văn Tiếp, nguyên trưởng ban tiếp nhận K10 (xã Kỳ Sơn, H.Tân Kỳ) thì: "Ngày đó chúng tôi cũng sống trong chiến tranh, đời sống khó khăn nhưng ai cũng tự hào khi đón những người con lũy thép ra ở chung. Chúng tôi đã chung giường chung chiếu, chung củ sắn củ khoai đến gian thờ tổ tiên cũng chung nốt…".

Trong khi đó một cựu học sinh K8 khác cũng xúc động nói rằng: "Ngày còn nhỏ tôi chưa hiểu nhưng khi có gia đình, có con tôi mới thấu sự vất vả của người làm cha làm mẹ. Ấy vậy mà ngày xưa, có gia đình ở Tân Kỳ nuôi một lúc 3,4 đứa trẻ dưng mà xem như con đẻ trong 7 năm trời ròng rã…".

Nhờ những tấm lòng đó, những con người đó mà đã có một ngôi trường cấp 3 Vĩnh Linh mọc lên ngay trên đất Tân Kỳ, để giờ đây những cựu học sinh thành đạt trở về thăm lại trường xưa quê cũ không khỏi bồi hồi xúc động. Thầy trò gặp nhau, bạn bè nhìn nhau chỉ biết cười mà…khóc.

Tân Kỳ và Vĩnh Linh nay đã đổi thay, nhưng cái tình của họ dành cho nhau vẫn vậy, vẫn vẹn nguyên sau 45 năm. Và trong cái riêng của "mối tình" quân dân 2 huyện ấy là cái chung của một thời "K8-K10" nghĩa tình…

Nguyễn Phúc