Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nghệ An:


Kết quả chuẩn đoán của bệnh viện Quang Thành (Quỳnh L

Đau bụng dữ dội – phát hiện "mất" túi mật

Ngày 19/5/2012 chị Lê Thị Yến (xóm 14, xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) có biểu hiện đau dữ dội vùng bụng và khó tiêu hóa, ăn uống bất cứ thứ gì cũng nôn ra. Lo lắng cho con gái, ông Lê Văn Hợi tức tốc đưa chị đi khám, siêu âm, chụp cắt lớp tại bệnh đa khoa Quang Thành trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

Tại đây, chị Yến được các bác sỹ tiến hành siêu âm và chụp cắt lớp với kết quả: chị Yến bị u nang ống mật chủ và ngay lập tức các bác sỹ giới thiệu cho chị lên tuyến trên để điều trị và có thể phẫu thuật cắt u nang ống mật chủ.

Ngày 21/5/2012, ông Hợi đưa con gái vào BVĐK Thái An (TP Vinh, Nghệ An) để khám và chữa trị. Tại đây, kết quả khám lâm sàng thì chị Lê Thị Yến được các bác sĩ chẩn đoán là bị u nang ống mật chủ, phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang khẩn cấp.

Ngay ngày hôm sau chị Lê Thị Yến được bác sĩ ThS Trần Phan Thiều trực tiếp phẫu thuật. Ca phẫu thuật "tiến hành thành công" chị Yến được điều trị và cho xuất viện về nhà ngày 1/6/2012.

Sau khi được xuất viện về nhà hơn 1 tuần, nhưng chị Yến vẫn thấy bụng đau dữ dội, thậm chí còn đau nhiều hơn trước. Ăn bất cứ thứ gì cũng nôn ra, sức khỏe suy kiệt. Ngày 7/6/2012, vì quá lo lắng trước tình trạng sức khỏe của con, ông Hợi lại lặn lội đưa chị Yến vào BVĐK Thái An để nhập viện và tiếp tục điều trị lần 2.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm và chụp cắt lớp ổ bụng, ông Hợi và gia đình mới "tá hỏa" chết đứng người khi đọc tờ kết quả chụp cắt lớp của con gái mình: "Túi mật không quan sát thấy". Điều này có nghĩ là chị Yến đã bị "mất" túi mật. Điều đáng nói ở đây là trước đó chị được phẫu thuật để cắt u nang ống mật, chứ không phải là cắt bỏ túi mật, nhưng tại sao túi mật của chị Yến đã không còn?.

Phiếu ghi cách thức phẫu thuật mà bác sĩ Thiều đã phẫu thuật cho chị Yến mà ông Hợi yêu cầu.

"Ngay lập tức tôi đi tìm bác sĩ Trần Phan Thiều người đã trực tiếp phẫu thuật cho con tôi thì được ông ấy trả lời là "Túi mật của con ông, tôi cắt đi rồi!". Rồi ông ấy đưa cho tôi một tờ giấy chứng minh việc làm của mình", ông Hợi bức xúc.

Điều đáng nói hơn là lúc đưa con vào phẫu thuật trong tờ giấy cam kết mổ của gia đình và bệnh viện thì họ ghi là phẫu thuật cắt u nang ống mật để điều trị, chứ không ghi là cắt túi mật của con gái ông. Và ngay sau đó khi đã "lỡ" cắt túi mật của chị Yến ngoài dự kiến thì bác sĩ Trần Phan Thiều vẫn không có bất kỳ thông báo gì tới gia đình và bệnh nhân về việc "cắt túi mật ngoài dự kiến" của mình. Chỉ tới khi ông Hợi hỏi thì bác sĩ Thiều mới lạnh lùng thông báo như vậy.

Theo như trình bày của ông Hợi thì tại BVĐK Thái An, ngay sau khi ông đưa chị Yến vào nhập viện lần thứ hai thì bác sĩ Trần Phan Thiều bảo chị Yến phải tiếp tục mổ lần thứ hai mà không cần bất kỳ kiểm tra hay giấy cam kết gì từ gia đình. Ngay hôm đó chị Yến lại một lần nữa được vị "lương y" này trực tiếp phẫu thuật. Ông Hợi có hỏi lý do mổ, và vì sao chị Yến phải mổ và mổ lần hai để điều trị bệnh gì thì ông Thiều không trả lời.

"Mất túi mật" – u nang ống mật vẫn còn

Sau khi chị Yến được tiến hành phẫu thuật lần thứ 2 thành công và chị được điều trị tại BVĐK Thái An cho đến ngày 28/6/2012, tình trạng của chị Yến có khá hơn. Những cơn đau có phần thuyên giảm nhưng chị vẫn không ăn uống được gì, cơ thể suy kiệt, về đêm thường đau quặn thắt ở bụng và lên cơn sốt. Cho tới khi sức khỏe của chị bị suy kiệt nặng và sốt cao thường xuyên hơn.

Đến lúc này gia đình phải tiếp tục cầu cứu tới lãnh đạo bệnh viện. Gia đình chị Yến xin bệnh viện cho chuyển chị ra bệnh viện đa khoa Bạch Mai (Hà Nội) thì các bác sĩ ở đây không đồng ý và bảo rằng để lại đây họ tiếp tục điều trị, và bệnh của chị Yến đã "sắp" khỏi rồi nên không cần phải chuyển viện nữa.

Phiếu ghi cách thức phẫu thuật mà bác sĩ Thiều đã phẫu thuật cho chị Yến mà ông Hợi yêu cầu.

Tuy nhiên, sức khỏe của chị Yến ngày một yếu dần, lo lắng cho con ông Hợi cương quyết đưa con ra Hà Nội với hi vọng "còn nước còn tát". Chứ ông không thể để con gái mình nằm đó chờ chết.

Khi chị Yến được chuyển ra Hà Nội thì phía BVĐK Thái An có cho một bác sĩ đi kèm để chăm sóc dọc đường. Trước khi đi họ cũng tuyên bố rằng trách nhiệm của mình là chỉ đưa chị Yến ra tới Hà Nội. Còn trách nhiệm sau đó sẽ không còn liên quan gì đến bệnh viện.

Tại bệnh viện đa khoa Bạch Mai (Hà Nội), chị Yến đã được các bác sĩ thăm khám và tiến hành siêu âm, chụp cắt lớp để chẩn đoán bệnh. Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp cho thấy chị Yến bị "dịch dạ dày trong, niêm mạc có nhiều xung huyết, hang vị có vết khâu dài và còn chỉ".

Tập đơn thuốc

Cũng theo lời ông Hợi thì các bác sĩ BV Bạch Mai cho biết trong lần mổ đầu tiên các bác sĩ tại BVĐK Thái An đã cắt bỏ túi mật nhưng "quên" không nối thẳng xuống dạ dày nên việc chị Yến có triệu chứng đau dữ dội là hoàn toàn phù hợp. Còn lần hai các bác sĩ tại đây phải mổ gấp để nối ống thực quản xuống dạ dày nên lại một lần nữa "quên" đã bỏ sót chỉ khâu trong hang vị. Điều này phù hợp với việc chị Yến không còn đau dữ dội nữa mà thường xuyên lên cơn sốt, khó tiêu hóa.

Qua 2 lần mổ và bị cắt mất túi mật, sức khỏe chi Yến đã suy yếu hẳn đi. Chị Yến từ 46 kg xuống còn chưa đầy 30kg. Nên việc lập phác đồ điều trị cho bệnh nhân là hết sức khó khăn. Và các bác sĩ không thể tiếp tục phẫu thuật lần thứ 3 trong khi tình trạng sức khỏe của chị Yến vẫn chưa được khắc phục.

Và trong kết quả xét nghiệm, chụp TP cho thấy chị Yến vẫn còn bóng u nang ống mật chủ. Điều này có nghĩa là căn bệnh mà chị Yến muốn điều trị vẫn chưa hết cho dù đã qua hai lần phẫu thuật.

Bệnh viện thiếu trách nhiệm với nạn nhân

Sau khi đưa con về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, nhiều lần ông Hợi tìm cách liên lạc với bác sĩ Trần Phan Thiều – người đã trực tiếp phẫu thuật và cắt túi mật của con gái ông nhưng không được. Ông đành gọi cho bác sĩ Nguyệt, phó chủ tịch HĐQT bệnh viện đa khoa Thái An thì được trả lời rằng: "Ông và con gái đã ký cam kết, nhận tiền rồi, đến đây thì chúng tôi hết trách nhiệm…!?".

Tập đơn thuốc

Cũng theo trình bày của ông Hợi thì ông và gia đình có nhận của bệnh viện đa khoa Thái An số tiền là 15 triệu đồng. Nhưng ông Hợi cho biết, đây chỉ là số tiền mà bệnh viện hỗ trợ cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tiếp tục điều trị chứ không phải số tiền mà bệnh viện đền bù vì đã cắt nhầm túi mật của con gái ông.

"Khi đó không còn tiền để tiếp tục điều trị cho con nên tôi xin bệnh viện đa khoa Thái An hỗ trợ. Họ yêu cầu tôi ký vào giấy cam kết thì mới cho 15 triệu đồng. Chứ việc đền bù vì đã cắt túi mật của con gái tôi 15 triệu đồng là không có. Và việc con tôi thiếu túi mật sau khi xuất viện đã được 2 bệnh viện chứng thực", ông Hợi cho biết thêm.

Ông Hợi chỉ mong bệnh viện có trách nhiệm với việc làm sai của mình, có trách nhiệm với con gái ông chứ không thể vịn vào cái lý do đã đưa cho gia đình 15 triệu đồng là bỏ mặc sự sống chết của con gái ông.

Nguyễn Duy – Tình Tú



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét