Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Nghịch lý: Sếp đông hơn nhân viên


Nghịch lý: Sếp đông hơn nhân viên

‘Bội thực’ phó phòng: Sếp đông hơn…nhân viên

‘Xử’ thế nào với 30% công chức …cắp ô?
30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về

Một số sở, ban ngành và cơ quan cấp huyện ở Nghệ An đang có hiện tượng lãnh đạo từ trưởng, phó phòng nhiều hơn nhân viên.

Quá trình sát nhập các sở, ban, ngành ở Nghệ An là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sếp nhiều hơn nhân viên. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Quá trình sát nhập các sở, ban, ngành ở Nghệ An là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sếp nhiều hơn nhân viên. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.

Theo kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Nghệ An, tại Phòng Tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 15 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Sở này ngoài giám đốc còn có đến 7 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực, như: lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thú y, kiểm lâm…

Sở Nội vụ hiện có 31 biên chế nhưng có tới 19 lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Phòng Công chức viên chức của Sở hiện có 4 nhân viên thì có 3 lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng.

Trao đổi với PV sáng 30-1, bà Cao Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, Sở có 7 phòng, mỗi phòng đều có trưởng phòng và 1-2 phó phòng theo quy định. Mấy năm vừa qua, Sở có nhiều người nghỉ hưu nên đang làm quy trình để tuyển biên chế cho đủ người làm việc theo quy định.

Tại Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn có 4 biên chế thì tất cả đều là sếp, gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.

Bà Cao Thị Hiền giải thích, đây là hệ quả của quá trình sáp nhập một số sở, ban ngành đặc thù. Sở Nông nghiệp là kết quả của sự sáp nhập 3 sở cũ gồm Thủy sản, Lâm nghiệp và Nông nghiệp. Trong quá trình đó, một số trưởng phòng ở sở cũ phải xuống làm phó phòng sở mới dẫn đến hiện tượng phòng 15 người nhưng có đến 6 phó phòng.

Mặt khác, đặc thù của Sở Nông nghiệp là một phòng phụ trách nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, thú y… nên cần có phó phòng quản lý đúng chuyên môn, không thể kiêm nhiệm.

Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người thì làm văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ. “Ở Nghệ An, số lượng trưởng, phó phòng vẫn nằm trong khung quy định, không có gì bất thường”, bà Cao Thị Hiền khẳng định.

Theo Nguyên Khoa
VnExpress

khi sát nhập các sở ban ngành thì thành phố UBND tỉnh đó phải tổ chức thi tuyển lại đội ngũ lãnh đạo, tránh lãnh đạo đông mà nhân viên ít như sở nông nghiệp Nghệ An, Sở Văn hóa thể dục thể thao thành phố hà nội ( 6 phó sở). Ban Dân tộc toàn lãnh đạo… người GIỎI thì ngang, kẻ dốt thì hay nịnh đó là xu thế thời cuộc. Đảng và nhà nước nên tổ chức tinh giảm biên chế, chỉ tiêu biên chế của các cơ quan nên giảm dần, ví dụ như: năm nay 40 Biên chế thì năm sau chỉ còn 38 Quy định tỷ lệ giảm theo hàng năm để tinh lọc bộ máy ( tính tỷ lệ của người về hưu trong đơn vị, ví dụ như nghỉ hưu 3 người thì chỉ tuyển thêm một người ĐỂ ĐẾN LÚC CHẠM NGƯỠNG 20 BIÊN CHẾ ĐỀ RA THÌ DỪNG LẠI). tăng khối lượng công việc lên các đối tượng còn lại, đồng nghĩa với tăng lương… theo lộ trình như vậy thì khoảng 20 năm, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngân sách, ai cảm thấy áp lực công việc nặng quá, thì cho hưu 1 cục ( quy định theo độ tuổi, gần hưu cho nghỉ hưu, chưa đủ tuổi cho đi tìm công việc khác, nhà nước chấp nhận đóng cho 50% bảo hiểm xã hội…). Tôi nghĩ đối với sở ban ngành cấp tỉnh mỗi đơn vị không quá 20 người cũng dư sức để làm! Đề nghị chính phủ quan tâm, chứ sát nhập rồi chia tách làm bộ máy ngày càng phình thêm gánh nặng lên vai nhân dân!. và như vậy bộ máy công chức gọn gàng, công tâm, hưởng lương xứng đáng….

Kinh nghiệm làm việc cho tôi biết, cơ quan nào có nhiều lãnh đạo (như bài báo đề cập là quá nhiều) thì cơ quan đó thường có những đặc điểm đáng sợ sau:
1. Không làm được việc, công việc trách nhiệm chồng chéo, quyền lợi ai cũng có nhưng trách nhiệm và công việc luôn bị thoái thác.
2. Tham ô, lãng phí nghiêm trọng. Thông thường người có thể tham ô thường là lãnh đạo, quá nhiều lãnh đạo chắc chắn sẽ rất nhiều tham ô, còn lãng phí ở cơ quan này chuyện gần như mỗi ngày, vì mỗi lãnh đạo ngoài chức vụ luôn có những đặc quyền đi kèm, mỗi đặc quyền đó đều lấy tiền từ ngân sách do chính người dân đóng góp mà ra.
3. Bè phái cục bộ, điều này là hiển nhiên, ai cũng là sếp cả, ai cũng có ô dù cả do đó để tồn tại và phát triển cần liên kết lại để tạo 1 thế mạnh, rất quan ngại là nhóm bè phái này luôn tay bắt mặt mừng nhưng không ai ưa gì nhau, luôn soi mói hạn chế khả năng lẫn nhau.
4. Xu nịnh, tranh quyền đoạt lợi. Một cơ quan mà có quá nhiều lãnh đạo thì tình trạng xu nịnh gàn như là công khai, vì ai cũng là sếp nên buộc nhân viên phải xu nịnh, cá nhân các sếp nhỏ phải xu nịnh sếp lớn, riết rồi thành nếp xu nịnh mà cơ quan không còn ai nhận ra đó là xu nịnh nữa. Có 1 trưởng mà quá nhiều phó tất nhiên 1 trưởng đó ăn ngủ không yên phập phòng lo sợ bị những người phó đó hất cẳng bất cứ lúc nào, chính vì thế ông trưởng thì dè chừng, hạn chế năng lực các phó, phó thì vuốt ve xu nịnh nhưng rình rập thời cơ, cuối cùng chẳng ai làm được gì cả.
Lời cuối, cơ quan như thế mà vẫn tồn tại được thì bộ phận chịu trách nhiệm giám sát, người phân công trách nhiệm hay các tổ chức quản lý cơ quan đó cũng như thế mà thôi, vì họ để cơ quan đó tồn tại thì với họ việc đó bình thường.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét